Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Hai khu vực tượng trưng cho hai thời kỳ truyền giáo

    Đền thánh chia làm hai khu vực được ngăn cách bởi một trướng tao phùng thật đẹp, một bức màn tương tự che lối đi vào của nơi thứ nhất. Trướng tao phùng có nhiều màu sắc như xanh, đỏ tía và đỏ thắm, có thêu chê-ru-bim bằng chỉ vàng và chỉ bạc tượng trưng cho thiên thần. KTS 173.1

    Đền tạm được bao quanh bởi một khoảng trống gọi là sân hành lang. Cửa ra vào sân ở cuối hướng đông, được che bởi các bức màn thêu sắc sảo, nhưng không đẹp mắt như các trướng tao phùng bên trong đền thánh. Dân sự bên ngoài sân có thể nhìn thấy đền tạm một cách rõ ràng. Bàn thờ bằng đồng dùng đặt của lễ thiêu nằm bên trong sân hành lang. Tất cả vật hy sinh bằng lửa dâng lên Đức Giê-hô-va đều được thiêu hết trên bàn thờ này, các cái sừng ở bốn góc bàn thờ cũng phải được rải huyết chuộc tội. Giữa bàn thờ và nơi đặt hòm giao ước là cái chậu rửa tội, cái chậu lớn bằng đồng được chế tạo từ các gương soi của những phụ nữ Y-sơ-ra-ên dâng hiến. Các thầy tế lễ đều dùng nước trong chậu để rửa tay chân mỗi khi họ đi vào lều hội kiến hoặc đến gần bàn thờ để dâng của lễ thiêu lên Đức Chúa Trời.KTS 173.2

    Khu vực đầu tiên trong đền tạm (gọi là nơi thánh) đặt một cái bàn để bánh thánh, chân đèn và bàn thờ xông hương. Bàn để bánh thánh đặt ở hướng bắc, cũng được bọc vàng ròng. Mỗi ngày Sa-bát, các thầy tế lễ xếp mười hai cái bánh thành hai chồng trên cái bàn này. Về hướng nam là chân đèn bảy ngọn, mỗi ngọn đèn trang trí các bông hoa tinh xảo, tất cả đều được làm thủ công từ vàng nguyên miếng. Các ngọn đèn này không bao giờ được tắt, phải giữ chúng cháy suốt ngày đêm. KTS 173.3

    Trước trướng tao phùng ngăn cách nơi thánh và nơi chí thánh (nơi Chúa trực tiếp gặp mặt) đặt một bàn thờ xông hương bằng vàng. Mỗi sáng và mỗi tối, thầy tế lễ vào đốt hương trên bàn thờ này; vào ngày đại Lễ Chuộc tội thì huyết của sinh tế chuộc tội phải được bôi và rải lên các sừng bàn thờ. Chúa sẽ hài lòng với lửa dâng trên bàn thờ này. Mùi thơm linh thiêng ngày đêm tỏa hương khắp hai nơi thánh và lan ra bên ngoài xung quanh đền tạm.KTS 173.4

    Sâu bên trong trướng tao phùng là các vật dụng thánh, nơi tập trung của sự tượng trưng phục vụ lễ chuộc tội và cầu nguyện hòa giải, mối liên lạc giữa thiên đàng và thế gian. Hòm giao ước đặt ở nơi này, hòm được phủ vàng từ trong ra ngoài, chứa hai bảng đá viết Mười Điều Răn. Nó được gọi là hòm bảng chứng của Đức Chúa Trời, hòm giao ước, từ đó trở đi Mười Điều Răn là nền tảng của giao ước giữa Chúa và Y-sơ-ra-ên.KTS 173.5

    Phủ trên hòm là nắp thi ân. Nắp này cũng được làm bằng vàng nguyên khối, có chê-ru-bim bằng vàng đậu hai đầu. Vị trí của chê-ru-bim như sau: mặt hướng về nhau và cung kính nhìn xuống hòm bảng chứng, đại diện cho lòng tôn kính của thần dân thiên quốc hướng về luật pháp Chúa và lòng quan tâm của họ đối với kế hoạch cứu chuộc.KTS 173.6

    Trên nắp thi ân là Shê-ki-na, bằng chứng là Chúa đang hiện diện. Các sứ điệp thỉnh thoảng được truyền đạt cho thầy tế lễ thượng phẩm bởi một giọng phán từ trong đám mây. KTS 173.7

    Luật pháp Chúa bên trong hòm là luật lệ vĩ đại về sự công bình và phán xét. Luật pháp đó loan báo án tử cho kẻ phá luật, nhưng trên luật là nắp thi ân. Nền tảng của sự chuộc tội, tha thứ đã được hào phóng ban cho những tội nhân biết ăn năn. “ Thương xót và chân thật đã gặp nhau, công chính và bình an đã hôn nhau” (Thi Thiên 85:10).KTS 173.8

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents