Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Ghê-đê-ôn thể hiện tính khiêm tốn

    Ghê-đê-ôn nói: “Việc tôi làm được đâu có đáng gì so với anh em? Không phải nho mót của Ép-ra-im còn hơn cả mùa nho của A-bi-ê-se sao? Đức Chúa Trời đã trao Ô-rép và Xê-ép là hai thủ lĩnh của Ma-đi-an vào tay anh em. Đem sánh với anh em, tôi nào có làm được điều gì?”. Cách trả lời khiêm tốn của Ghê-đê-ôn tiết lộ một tinh thần nhã nhặn hiếm có, xoa dịu cơn giận của dân Ép-ra-im cho họ yên tâm trở về nhà.KTS 279.7

    Với lòng biết ơn người có công giải cứu khỏi tay Ma-đi-an, dân Y-sơ-ra-ên đề nghị Ghê-đê-ôn làm vua của họ. Điều này vi phạm trực tiếp các nguyên tắc cai trị của Chúa. Chúa là Vua của Y-sơ-ra-ên, nên nếu họ tôn một người nào lên ngôi nghĩa là từ chối Đấng Tối Cao thiêng liêng của họ. Ghê-đê-ôn hiểu được lẽ thật này nên cách trả lời của ông chứng tỏ các động cơ ông làm là chân thật và khiêm nhường: “Tôi không cai trị anh em, con trai tôi cũng không cai trị anh em đâu, nhưng Đức Giê-hô-va sẽ cai trị anh em”. KTS 280.1

    Tuy nhiên, Ghê-đê-ôn phạm phải một sai lầm mà chính điều đó rước họa vào nhà ông cùng toàn thể dân Y-sơ-ra-ên. Khoảng thời gian ít hoạt động sau trận chiến dữ dội lại thường chứa nhiều nguy hiểm hơn thời gian xung đột, lúc bấy giờ Ghê-đê-ôn để lộ ra tình thế nguy hiểm này. Tình trạng bồn chồn ngự trị trong ông, thay vì chờ đợi sự chỉ dạy thiêng liêng thì ông lại bắt đầu lập kế hoạch cho mình.KTS 280.2

    Chính vì ông được phán là phải dâng con sinh tế trên tảng đá mà Thiên Sứ hiện ra với ông, Ghê-đê-ôn suy diễn rằng ông được chỉ định như một thầy tế lễ. Không chờ đợi sự cho phép từ trời, ông quyết định lập một hệ thống thờ phượng giống như được truyền phán tại đền tạm.KTS 280.3

    Vì lòng cảm phục rất lớn của dân chúng, ông không gặp phải bất cứ rắc rối nào khi thông báo kế hoạch này. Ông yêu cầu mọi người giao hết những đôi bông tai bằng vàng của dân Ma-đi-an cho ông như là chia chiến lợi phẩm. Mọi người cũng góp nhiều trang sức đắc tiền khác, cùng với hoàng bào của vua Ma-đi-an. Từ những thứ này, Ghê-đê-ôn tạo ra một cái tượng ê-phót và một cái giáp che ngực — một kiểu bắt chước cái áo mà thầy tế lễ thượng phẩm mặc. Các hành động này trở thành cái bẫy cho chính ông và gia đình ông, cũng như toàn thể dân Y-sơ-ra-ên. Kiểu thờ phượng không hợp pháp này cuối cùng đã dẫn dắt nhiều người quay lưng lại với Chúa để đi hầu việc thần tượng. Sau khi Ghê-đê-ôn qua đời, có rất nhiều người, kể cả gia đình ông, đều tham gia vào việc bội giáo. Nhiều người bị dẫn đi lạc khỏi Chúa bởi chính người đàn ông đã từng có lần kéo sập thần tượng của họ. KTS 280.4

    Nhiều người giữ địa vị cao nhất có thể dẫn dắt người khác đi lạc. Người thông minh nhất phạm sai lầm; người khỏe mạnh nhất cũng có thể lừng khừng và trượt chân. Cách an toàn duy nhất là chúng ta đặt trọn lòng tin, cuộc sống mình vào Chúa là Đấng đã từng nói: “Hãy theo Ta”.KTS 280.5

    Sau khi Ghê-đê-ôn chết, dân Y-sơ-ra-ên chấp nhận đứa con không hợp pháp của ông là A-bi-mê-léc làm vua, là kẻ đã giết chết tất cả các con trai hợp pháp của Ghê-đê-ôn nhằm để củng cố quyền lực của hắn, chỉ có một người trốn thoát. Cơn giận của Y-sơ-ra-ên dẫn đến cách đối xử với nhà Ghê-đê-ôn như vậy là điều có thể xảy ra đối với một người tỏ thái độ quá vô ơn bội nghĩa với Chúa.KTS 280.6

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents