Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chàng trai trẻ Môi-se bị thử thách ra sao

    Theo luật lệ Ai Cập, tất cả những ai giữ ngai vàng của Pha-ra-ôn đều phải trở thành thành viên tế lễ trong đền thờ. Môi-se, hiển nhiên là người thừa kế, sẽ được bổ nhiệm thi hành những nghi thức huyền bí của quốc giáo. Nhưng người ta không thuyết phục nổi anh vào việc thờ hình tượng. Chàng trai trẻ bị hăm dọa mất vương miện và bị công chúa từ con nếu anh vẫn tiếp tục khăng khăng giữ lòng tin của người Hê-bơ-rơ. Nhưng anh không hề nao núng với quyết định không tôn thờ bất cứ ai ngoài Chúa, Đấng Sáng Tạo trời đất. Anh lý luận với các thầy tế lễ và những người thờ hình tượng, giải thích cho họ thấy điều ngu dại trong sự mê tín của họ khi tôn sùng những đồ vật vô nghĩa. Sự kiên quyết của anh không bị phản đối một thời gian bởi vì địa vị cao trọng và đặc ân của cả vua lẫn thần dân đều chú ý tới anh. KTS 124.7

    “Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, từ bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, thà cùng con dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là hưởng thụ lạc thú chóng qua của tội lỗi. Anh coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quý hơn châu báu Ai Cập, vì ông trông mong sự ban thưởng” (Hê-bơ-rơ 11:24-26). Môi-se được chuẩn bị cho vị trí đứng đầu trong số những nhà lãnh đạo kiệt xuất của thế gian, chiếu sáng các phiên tòa của vương quốc vinh hiển nhất, cầm giữ vương trượng quyền năng. Môi-se là người không có địch thủ ở các lĩnh vực lịch sử, thơ ca, triết gia, đại tướng, nhà lập pháp. Tuy nhiên, đứng trước thế giới, anh lại có một sức mạnh tinh thần đủ để từ chối sự giàu sang, quyền quý và danh tiếng, chấp nhận “cùng con dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp”.KTS 125.1

    Hoàng cung lộng lẫy của Pha-ra-ôn và ngai vàng được đưa ra làm mồi nhử Môi-se, nhưng anh hiểu rằng các cung điện ngạo mạn đó cùng những thú vui tội lỗi khiến dân sự quên Đức Chúa Trời. Anh đặt tầm nhìn vượt khỏi hoàng cung, cao hơn chiếc vương miện, đến những vinh hiển mà các thánh của Đấng Chí Cao sẽ nhận lấy trên thiên quốc không bị ô uế vì tội lỗi. Bởi đức tin, anh nhìn thấy một mão triều thiên đời đời mà Vua Trời sẽ đặt lên đầu của những người chiến thắng. Đức tin này dẫn dắt anh kết chặt với tính khiêm nhường, lòng trắc ẩn, coi thường xứ sở được lựa chọn để vâng phục Chúa hơn là phục vụ tội lỗi.KTS 125.2

    Môi-se sống trong cung điện đến khi anh bốn mươi tuổi. Ông đi thăm viếng các anh em dân tộc Y-sơ-ra-ên đang làm nô lệ để động viên họ với sự đảm bảo chắc chắn rằng Chúa sẽ thực hiện một cuộc giải thoát cho họ. Một ngày kia, nhìn thấy một người Ai Cập đánh đập một người Y-sơ-ra-ên, ông chạy đến và giết tên Ai Cập. Ngoài một người Y-sơ-ra-ên ra thì không có ai chứng kiến việc làm đó, Môi-se vội vàng chôn xác xuống dưới cát. Bấy giờ, ông đã bày tỏ bản thân sẵn sàng chấp nhận đại nghĩa vì dân tộc mình, ông hy vọng nhìn thấy họ đứng lên đòi lại quyền tự do. “Ông tưởng anh em mình hiểu rằng ông dùng bàn tay mình giải cứu họ, nhưng họ không hiểu” (Công vụ các sứ đồ 17:25). Họ chưa sẵn sàng nhận lấy tự do. KTS 125.3

    Ngày hôm sau, Môi-se nhìn thấy hai người Hê-bơ-rơ đánh nhau, một trong hai người chứng kiến chuyện hôm qua. Môi-se quở trách người có lỗi, ngay lập tức hắn trả đũa lại ông, nói rằng ông không có quyền cản trở họ, rồi hắn đột ngột kết án ông là một tội nhân. Hắn nói: “Ai đã lập ông làm người cai trị và phán xét trên chúng tôi? Có phải ông cũng muốn giết tôi giống như giết tên Ai Cập kia chăng?”.KTS 125.4

    Toàn bộ câu chuyện nhanh chóng đến tai Pha-ra-ôn. Vua phán rằng hành động này chứa đầy ý nghĩa, chính Môi-se đã lên kế hoạch hướng dẫn dân sự ông chống lại người Ai Cập, lật đổ triều đình để ngồi vào chiếc ngai vàng. Ngay lập tức, vua quyết định giết ông, nhưng Môi-se tỉnh táo nhận ra mình bị nguy hiểm nên bỏ trốn sang bán đảo Ả Rập.KTS 125.5

    Chúa đã dẫn dắt hành trình cho ông, ông đi đến nhà của Giê-trô, là một tư tế, nhà quý tộc của Ma-đi-an, một người biết kính sợ Đức Chúa Trời. Sau đó, Môi-se được kết hôn với một trong các con gái của Giê-trô, ông ở đó bốn mươi năm, chăn các đàn gia súc cho nhạc phụ mình. KTS 126.1

    Chúa không có ý định mở ra một cuộc chiến cho dân sự Ngài như Môi-se từng nghĩ, mà chỉ bằng chính cánh tay quyền năng của Ngài thực hiện mà thôi, từ đó vinh quang sẽ quy về Ngài. Môi-se không được chuẩn bị cho sự nghiệp vĩ đại của ông. Ông vẫn phải hiểu bài học về đức tin giống như Áp-ra-ham và Gia-cốp từng được dạy dỗ, đó là không nương cậy vào sức mạnh và sự khôn ngoan của con người, mà phải nương cậy vào quyền năng của Chúa mới hoàn thành được các lời hứa của Ngài. Nhờ bị huấn luyện ép xác và chịu đựng gian khổ, ông học cách kiên nhẫn và kiểm soát cảm xúc. Tấm lòng của ông phải hoàn toàn hòa hợp với Chúa trước khi ông có thể dạy dỗ dân Y-sơ-ra-ên về sự hiểu biết ý muốn Ngài, cư xử như một người cha chăm sóc con đối với tất cả những ai cần ông giúp đỡ. KTS 126.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents