Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 52—Các Ngày Lễ Lớn Trong Năm

    Chương này dựa theo Lê-vi Ký 23

    Xung quanh dân Y-sơ-ra-ên là các dân tộc dữ tợn, hiếu chiến, thích chiếm đoạt đất đai, nhưng cứ ba lần trong năm, tất cả dân Y-sơ-ra-ên được chỉ định phải rời khỏi nhà để tụ họp về một nơi gần trung tâm của cả nước. Vậy điều gì đã giữ chân các kẻ thù để chúng không dám càn quét những căn nhà bỏ trống của dân Y-sơ-ra-ên rồi hủy diệt luôn họ bằng lửa và gươm? Cái gì đã ngăn cản kẻ thù không dám xâm lược để bắt dân Y-sơ-ra-ên làm tù binh?KTS 271.1

    Đức Chúa Trời đã hứa Ngài sẽ là Đấng Bảo vệ cho dân sự. “Ta sẽ đuổi các dân khỏi trước mặt con và mở rộng bờ cõi con; sẽ chẳng một ai ham muốn xứ sở con khi con lên trình diện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con mỗi năm ba lần” (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:24).KTS 271.2

    Lễ hội đầu tiên của các ngày lớn trong năm là Lễ Vượt Qua, diễn ra tại A-bíp, vào tháng đầu tiên của lịch Do Thái, tương ứng khoảng cuối tháng Ba đầu tháng Tư dương lịch. Cái rét lạnh của mùa đông đã qua, những cơn mưa cuối mùa cũng dứt, cả thiên nhiên tận hưởng không khí trong lành và tươi đẹp của mùa xuân. Cỏ non xanh mướt phủ khắp những ngọn đồi và thung lũng, hoa dại đua hương khoe sắc khắp mọi nơi. Mặt trăng hầu như tròn vành vạnh soi sáng xuống màn đêm. KTS 271.3

    Trên khắp cả đất nước, từng đoàn người hành hương đi về Giê-ru-sa-lem dự lễ. Những người chăn chiên, chăn gia súc, ngư phủ trên Biển Ga-li-lê, nông dân, con cháu của các nhà tiên tri trong các trường đạo… đều cất bước về nơi mà Đức Chúa Trời sẽ hiện ra. Đa số đều đi bộ. Những đoàn người hành hương thường nhập vào nhau rất đông trước khi đến Thành Thánh.KTS 271.4

    Niềm hân hoan từ thiên nhiên cũng đánh động lòng dân Y-sơ-ra-ên. Người ta ca hát những bài thi thiên quan trọng của người Hê-bơ-rơ, tôn ngợi danh vinh hiển của Đức Giê-hô-va. Tiếng kèn vang vọng, tiếng nhạc chũm chọe, những đội đồng ca hát vang lời tạ ơn, âm thanh như vỡ ra bởi hàng trăm giọng hát: KTS 271.5

    Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi rằng:
    “Chúng ta hãy đi đến nhà Đức Giê-hô-va”
    KTS 271.6

    Thi Thiên 122:1

    Khi họ nhìn thấy xung quanh mình những ngọn đồi, nơi mà ngày xưa dân ngoại đã đốt lửa thiêu các bàn thờ, con cháu Y-sơ-ra-ên cất tiếng hát:KTS 271.7

    Tôi ngước mắt lên trên núi,
    Sự cứu giúp tôi đến từ đâu?
    Sự cứu giúp tôi đến từ Đức Giê-hô-va
    Là Đấng dựng nên trời và đất.
    KTS 271.8

    Thi Thiên 121:1,2

    Trèo qua các đỉnh đồi núi, nhìn thấy quang cảnh Thành Thánh, họ nhìn xem với lòng kính sợ trước những đám đông chật ních người thờ phượng cũng đang đi về hướng ngôi đền. Lúc họ nghe tiếng tù và của người Lê-vi thổi lên thông báo giờ phục vụ thiêng liêng, họ nắm bắt ngay nguồn cảm hứng thời điểm ấy liền hát vang:KTS 272.1

    Đức Giê-hô-va thật vĩ đại, rất đáng được ca ngợi
    Trong thành của Đức Chúa Trời chúng ta
    Và trên núi thánh Ngài.
    Núi Si-ôn cao vút và đẹp đẽ
    Là niềm vui của cả trái đất.
    Là đỉnh cao nhất của phương bắc,
    Là thành của Vua vĩ đại.
    KTS 272.2

    Thi Thiên 48:1,2

    Hãy mở cho tôi các cửa công chính,
    Tôi sẽ bước vào để ca ngợi Đức Giê-hô-va.
    KTS 272.3

    Thi Thiên 118:19

    Tất cả nhà cửa của cư dân thành Giê-ru-sa-lem đều mở cửa đón những người hành hương, các phòng trong nhà đều cung cấp miễn phí. Như vậy cũng chưa đủ, người ta còn dựng rất nhiều lều trại ở khắp những khoảng trống trong thành phố và xung quanh đồi núi. KTS 272.4

    Lễ Vượt Qua được tổ chức vào buổi tối ngày mười bốn tháng giêng. Các nghi lễ nghiêm trang, gây ấn tượng sâu sắc được tổ chức để tưởng nhớ về sự giải cứu khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập, hướng về sự hy sinh giải phóng khỏi kiếp nô lệ tội lỗi. Khi Đấng Cứu Thế dâng hiến cuộc đời Ngài trên Đồi Sọ, ý nghĩa của Lễ Vượt Qua đã chấm dứt, hành động phục vụ của Chúa trong buổi tiệc ly đã khởi đầu như một cách tưởng niệm sự kiện tương đương rằng Lễ Vượt Qua đã được tượng trưng ở mức cao hơn. KTS 272.5

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents