Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Những điềm báo về đại họa

    Mọi lời Chúa Giê-su báo trước về thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị tàn phá đều đã ứng nghiệm hết. Các dấu kỳ, phép lạ cũng đã xảy ra. Suốt bảy năm, có một người cứ đi lên đi xuống các nẻo đường trong thành Giê-ru-sa-lem để loan báo về những tai họa sắp giáng xuống thành. Người đàn ông kỳ lạ này đã bị tống vào ngục, bị đánh đập, nhưng đáp lại những hành động sỉ nhục và ngược đãi, ông chỉ trả lời rằng: “Thật đau buồn, thật đau đớn thay cho Giê-ru-sa-lem!”. Ông bị giết khi thành bị bao vây, cũng chính là đại họa mà ông đã báo trước. (Henry Hart Milman, History of Jews, book 13)TTL 21.4

    Không có Cơ Đốc Nhân nào chết trong lúc thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá. Sau khi Cestius chỉ huy quân đội La Mã bao vây thành xong, bỗng dưng họ bất ngờ bỏ cuộc khi mọi việc có vẻ như đang sẵn sàng tấn công. Tướng La Mã rút quân mà không ai biết lý do rõ ràng nào. Các Cơ Đốc Nhân đang đợi đã nhận ra dấu hiệu của lời hứa hẹn (Lu-ca 21:20, 21).TTL 21.5

    Đức Chúa Trời đã cai trị các biến cố như vậy để không người Giu-đa hoặc La Mã nào ngăn chặn nổi các Cơ Đốc Nhân bỏ chạy. Khi tướng Cestius rút lui, người Giu-đa liền đuổi theo, giữa lúc cả hai bên giao chiến nhau thì những Cơ Đốc Nhân trong khắp cả xứ có thể chạy thoát mà không bị cản trở gì để tìm đến một nơi an toàn là thành Pella.TTL 22.1

    Các lực lượng Do Thái đuổi theo Cestius và quân đội của ông đang chạy trốn để tấn công từ phía sau. Quân đội La Mã phải ráng đối diện với muôn vàn khó khăn mới rút lui thành công. Dân Giu-đa chiến thắng trở về mang theo nhiều chiến lợi phẩm. Tuy nhiên, thành tích rành rành này chỉ mang rủi ro đến cho họ. Nó nung đúc họ giữ thái độ ngang ngạnh chống đối La Mã, là nguyên nhân gây ra khốn khổ không sao kể xiết lên thành phố đã bị phán quyết này.TTL 22.2

    Các tai họa kinh hoàng giáng xuống Giê-ru-sa-lem từ khi tướng Titus bắt đầu bao vây. Thành phố bị vây hãm vào thời gian tổ chức Lễ Vượt Qua, hàng triệu người Do Thái tụ họp bên trong thành. Lương thực tích trữ đã bị tiêu hủy hết vì các bè phái xung đột trả thù nhau. Lúc bấy giờ, dân chúng mới lâm vào cảnh đói khát kinh khủng. Dân chúng phải gặm nhắm dây nịt bằng da, giày dép và những cái bao khiên của họ. Vào ban đêm, nhiều người lén lút mò ra ngoài các vách thành để tìm rau dại, bất chấp lính La Mã tra tấn dã man đến chết. Thỉnh thoảng, có người trở vào an toàn cũng bị cướp sạch những gì họ vừa tìm được. Chồng ăn cướp của vợ, vợ cướp của chồng. Con cái giựt thức ăn của cha mẹ già đang nhai.TTL 22.3

    Các lãnh đạo La Mã nỗ lực gieo rắc nỗi kinh hoàng buộc dân Giu-đa phải đầu hàng. Tù nhân nào chống cự khi bị bắt đều sẽ bị đánh đập, bị tra tấn dã man rồi bị đóng đinh trước tường thành. Dọc thung lũng Giê-hô-sa-phát và Đồi Sọ, lính La Mã dựng vô số cây thập hình, nhiều đến mức không còn chỗ nào trống để chen vô. Điều này ứng nghiệm lời thề khủng khiếp của những kẻ phán quyết trước mặt Phi-lát: “Xin huyết người lại đổ trên chúng tôi và con cái chúng tôi” (Ma-thi-ơ 27:25).TTL 22.4

    Tướng Titus cảm thấy rợn người khi nhìn thấy xác chết nằm la liệt dưới các thung lũng. Giống như một người bị mê hoặc, ông ngắm nhìn đền thờ lộng lẫy, rồi ra lệnh không ai được đụng đến bất kỳ một hòn đá nào của ngôi đền. Ông khẩn thiết nài xin các lãnh đạo dân Do Thái đừng ép buộc ông phải làm dơ bẩn nơi linh thiêng bằng máu. Nếu họ chịu chiến đấu với nhau ở bất kỳ nơi nào khác thì không một lính La Mã nào xâm phạm đến đền thánh. Chính Josephus cũng khẩn khoản xin họ nhượng bộ đầu hàng để họ được sống, cứu thành và gìn giữ nơi thờ phượng. Nhưng họ cay đắng rủa sả ông, phóng lao xối xả vào người hòa giải cuối cùng dành cho họ. Mọi cố gắng cứu vãn đền thờ của tướng Titus đều vô ích. Một Đấng vĩ đại hơn ông đã từng tuyên bố rằng sẽ không một hòn đá nào chồng lên một hòn đá nào mà không bị đổ xuống.TTL 22.5

    Cuối cùng, Titus quyết định tấn công ồ ạt chiếm lấy đền thờ, xác định nếu có thể thì sẽ cố gắng bảo vệ để nó không bị phá hủy. Nhưng một số quân lính bất tuân lệnh này. Một tên lính ném ngọn đuốc cháy sáng vào cánh cổng đang mở, các vách phòng bằng gỗ bá hương quanh đền thờ liền bắt lửa ngùn ngụt. Titus hối hả chạy vào, ra lệnh cho quân lính dập tắt các đám cháy, nhưng chúng không chịu nghe. Bọn lính đang điên tiết trả thù, phóng những ngọn đuốc cháy hừng hực vô các phòng bên trong đền thờ, rồi tuốt gươm tàn sát không chừa một ai đang lẩn trốn trong nơi thánh. Máu tuôn xuống các bậc thang của đền thờ như nước chảy.TTL 22.6

    Sau khi đền thờ bị hủy diệt, cả nước rơi vào tay người La Mã. Các lãnh đạo Do Thái cũng lìa bỏ những pháo đài kiên cố của họ. Titus tuyên bố Đức Chúa Trời đã ban cho ông các pháo đài đó, bởi vì không có bất cứ tiềm lực quân sự hoặc sức mạnh nào có thể đánh chiếm nổi các thành trì phòng thủ vĩ đại lạ lùng này. Cả thành phố lẫn đền thờ đều trở thành bình địa, riêng phần đất chọn xây nơi thánh đã “bị cày như ruộng” (xem Giê-rê-mi 26:18). Hơn một triệu người chết. Kẻ nào còn sống sót thì bị bắt đem đi làm tù binh, bị bán làm nô lệ, bị dẫn về La Mã, bị làm mồi cho thú dữ trong các đấu trường, hoặc bị rải rác khắp nơi như kẻ không nhà sống rày đây mai đó.TTL 23.1

    Dân Do Thái đã tự rót đầy chén báo thù. Trong muôn vàn khốn khổ theo luật nhân quả, họ đang phải gặt lấy mùa màng do chính tay họ gieo trồng. “Hỡi Y-sơ-ra-ên, sự bại hoại của ngươi”; “vì tội lỗi ngươi khiến ngươi vấp ngã” (Ô-sê 13:9, 14:1). Người ta thường nói rằng những khốn đốn mà dân Do Thái phải nhận chính là án phạt do Đức Chúa Trời trực tiếp xét xử. Nhưng đây là mưu kế của kẻ đại lừa đảo đang cố gắng che giấu hành tung của nó. Tính ương bướng chối bỏ tình yêu thiêng liêng và ân điển thánh mới chính là nguyên nhân khiến dân Do Thái đánh mất sự bảo vệ của Đức Chúa Trời.TTL 23.2

    Chúng ta không thể biết được mình nợ Đấng Christ bao nhiêu về cuộc sống bình yên và sự an ninh mà chúng ta được hưởng. Chính quyền năng cầm giữ của Đức Chúa Trời mà nhân loại được ngăn chặn, không đến mức bị Sa-tan điều khiển hoàn toàn. Những ai không vâng phục hay vô ơn vẫn có đủ thứ lý do để cảm ơn lòng khoan dung của Chúa. Nhưng nếu họ đi quá giới hạn kiên nhẫn mà Chúa đặt ra thì sự cầm giữ nói trên sẽ cất đi. Đức Chúa Trời không cư xử như một đao phủ thi hành bản án đối với phạm nhân. Ngài chỉ từ bỏ những kẻ không chấp nhận lòng nhân từ của Ngài, để họ tự chuốc “gieo nhân nào - gặt quả nấy” mà thôi. Mọi tia sáng bị chối bỏ là gieo một hạt giống, rồi nó sinh sôi nảy nở trên cánh đồng vô tận của nó. Đức Thánh Linh kiên trì chịu đựng, đến cuối cùng cũng phải rút lui. Từ đó trở đi, không còn quyền năng nào chế ngự lòng dạ xấu xa, không còn sự che chở nào tránh khỏi tính hiểm độc và lòng hận thù của Sa-tan nữa.TTL 23.3

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents