Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Các chuyến hành trình đầu tiên từ Phúc Âm

    Hội thánh bắt đầu đi xa khỏi sứ điệp giản dị của tin lành như thế nào? Bằng cách bắt chước ngoại giáo, làm giống người ngoại để họ có thể dễ dàng chấp nhận niềm tin Cơ Đốc giáo. “Đến cuối thế kỷ thứ hai, đa số các hội thánh đều theo hình thức mới... Từ khi các môn đồ qua đời, con cháu họ và các thế hệ cải đạo mới... đã tiến tới sửa đổi đức tin”. “Những người ngoại giáo tràn ngập vào hội thánh, họ đem theo phong tục tập quán, nghi lễ và thần tượng của họ”. (Rober Robinson, Ecclesiastical Researches (edition 1792), chapter 6, paragraph 17, page 51 ). Cơ Đốc giáo được hưởng ân huệ và sự quan tâm giúp đỡ của các nhà lãnh đạo giáo xứ. Hàng ngàn người tiếp nhận đức tin Cơ Đốc giáo, nhưng đa số họ chỉ “giữ những điều căn bản của dân ngoại, đặc biệt là chuyện bí mật thờ lạy hình tượng”. (Gavazzi, Lectures, edition 185467, page 278 ).TTL 172.3

    Quá trình tương tự như vậy có lặp lại ở hầu hết các hội thánh tự xưng là Cải Chánh không? Khi các nhà sáng lập là những người có tinh thần cải chánh thật sự đã qua đời, thì các thế hệ tiếp theo đã “sửa đổi đức tin”. Con cháu của những người Cải Chánh kiên quyết không chấp nhận bất cứ giáo điều nào ngoài những gì mà tổ phụ truyền dạy, nhưng lại làm ngơ cách sống gương mẫu của tổ phụ là khiêm nhường và không màn danh lợi trần thế.TTL 172.4

    Thật đáng buồn làm sao khi các hội thánh phổ biến đã trượt khỏi tiêu chuẩn của Kinh Thánh! Bàn về vấn đề tiền bạc, John Wesley nói như sau: “Đừng phung phí bất kỳ đồng tiền quý giá nào... cho những thứ không cần thiết, quần áo đắt tiền hoặc vật trang trí vô dụng. Không nên phung phí tiền bạc để trang hoàng nhà cửa thật đẹp, nội thất không cần thiết hoặc xa hoa, những bức tranh đắt giá, mạ vàng... Chừng nào bạn còn ‘mặc áo tía và áo bằng vải gai mịn’, ăn ở ‘sung sướng mỗi ngày’ (Lu-ca 16:19), thì chắc chắn sẽ có nhiều người ca ngợi bạn xinh đẹp, chịu chơi và hiếu khách. Tuy nhiên, bạn sẽ còn tốt hơn nếu biết thỏa lòng với danh dự mà Đức Chúa Trời ban cho”. (Wesley, Works, Sermon 50, “The Use of Money” )TTL 172.5

    Các nhà lãnh đạo, chính trị gia, luật sư, bác sĩ, thương nhân gia nhập hội thánh chỉ cùng một mục đích là gia tăng danh tiếng của họ trước thế gian. Thậm chí các tổ chức tôn giáo còn cố gắng đẩy danh tiếng nhiều hơn nhờ sự tài trợ của những người giàu sang chịu phép báp têm mà vẫn còn ham mê trần tục này. Họ xây dựng nhà thờ lộng lẫy, nguy nga. Họ trả lương cao cho linh mục nào có tài thu hút khán thính giả. Các bài giảng của ông phải êm tai và hợp thời. Vì vậy, họ đã che giấu những tội lỗi của thời đại dưới hình thức thiêng liêng.TTL 172.6

    Một nhà báo của tờ New York Independent bàn về đường lối này của Hội thánh Giám Lý như sau: “Dãy phân cách giữa có đạo và không có đạo đã mờ nhạt đến mức giống như một cái bóng, còn những người sốt sắng ở giữa hai bên đang phải cật lực xóa đi những sự khác biệt giữa hành động và thú vui khác nhau”.TTL 173.1

    Vì trào lưu chỉ biết tìm cách thỏa mãn niềm vui, nên sự hy sinh vì duyên cớ Đấng Christ hầu như hoàn toàn biến mất. “Nếu lúc này ngân sách bị thiếu hụt, ... thì không ai kêu gọi dâng hiến. Ồ, chúng ta nên tổ chức hội chợ, buổi hòa nhạc, hài kịch, bán đồ ăn truyền thống hoặc bán thứ gì đó để ăn uống, nói chung là bất cứ thứ gì khiến cho mọi người vui”.TTL 173.2

    Robert Atkins phác họa bức tranh về cảnh suy đồi tâm linh ở nước Anh: “Bội giáo, bội giáo, bội giáo là chữ được khắc trên hết các cánh cửa nhà thờ; giả sử như họ chỉ cần biết nó, cảm nhận được nó thì còn có hy vọng. Tiếc thay! Họ rao lên rằng: Chúng ta giàu rồi, của cải ngày càng nhiều, cần gì thêm nữa”. (Second Advent Library, tract number 39 )TTL 173.3

    Trọng tội của Ba-by-lôn là “cho các nước uống rượu tà dâm thạnh nộ của nó”. Chén rượu này tiêu biểu cho những giáo lý sai lạc mà nó chấp nhận như là kết quả của tình bạn giữa nó với thế giới. Ngược lại, nó nỗ lực đưa vào thế gian những ảnh hưởng sai trái bằng cách dạy những giáo điều chống nghịch lại các tiêu chuẩn ngay lành của Kinh Thánh.TTL 173.4

    Nếu thế gian không say rượu Ba-by-lôn thì sẽ có rất đông người tuyên xưng đức tin và cải đạo nhờ vào những lẽ thật rõ ràng của Lời Chúa. Tuy nhiên, niềm tin tôn giáo xuất hiện có vẻ hơi rối ren và mâu thuẫn như vậy khiến cho người ta không biết tin vào cái nào. Tội không chịu ăn năn của thế gian nằm ngay cửa nhà thờ.TTL 173.5

    Sứ điệp thiên sứ thứ hai đã không ứng nghiệm hoàn toàn vào năm 1844. Sau đó, các hội thánh chứng kiến cảnh sa sút đạo đức bởi hành vi chối bỏ sự sáng của sứ điệp phúc âm, nhưng sự sa sút đó cũng chưa hoàn toàn. Khi người ta tiếp tục từ chối những lẽ thật đặc biệt cho thời đại này, họ mới dần dần xuống dốc. Tuy vậy, vẫn chưa thể nói rằng “Ba-by-lôn lớn kia đã đổ rồi, ... vì nó cho các dân tộc uống rượu tà dâm thạnh nộ của nó”. Các hội thánh cải chánh cũng được kể đến trong lời lên án nghiêm túc của thiên sứ thứ hai, nhưng quá trình bội giáo cũng chưa lên đến cực điểm.TTL 173.6

    Trước khi Đấng Christ tái lâm, Sa-tan sẽ “làm đủ mọi thứ phép lạ, dấu dị và việc dối giả”, còn những người “không nhận lãnh sự yêu thương của lẽ thật để được cứu rỗi” sẽ bị phó mặc “cho sự lầm lạc, khiến họ tin vào điều giả dối” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:9-11). Khi nào hội thánh hiệp nhất với thế gian thì Ba-by-lôn mới sụp đổ toàn bộ. Sự thay đổi tiến triển không ngừng, việc ứng nghiệm cuối cùng của Khải Huyền 14:8 vẫn còn ở tương lai.TTL 173.7

    Mặc dù sự tăm tối thuộc linh xảy ra trong các hội thánh, bao gồm Ba-by-lôn, nhưng đa số các tín đồ Đấng Christ vẫn còn ở trong các hội thánh này. Nhiều người không bao giờ nhận thấy các lẽ thật đặc biệt trong thời đại họ sống. Nhiều người vẫn khao khát nhận thêm ánh sáng rõ ràng hơn nữa. Họ mang hình ảnh Đấng Christ vào trong hội thánh, nhưng không nhìn thấy.TTL 173.8

    Khải Huyền 18 chỉ ra thời kỳ mà Đức Chúa Trời kêu gọi dân sự Ngài — những người còn đang ở trong Ba-by-lôn — hãy rời khỏi tổ chức của họ. Đây là sứ điệp cuối cùng mà thế gian sẽ được nghe hết, sẽ được ứng nghiệm trọn vẹn. Ánh sáng lẽ thật sẽ chiếu soi vào mọi tấm lòng sẵn sàng đón nhận, tất cả con cái của Chúa đang ở Ba-by-lôn sẽ vâng theo tiếng gọi: “Hỡi dân Ta, hãy ra khỏi Ba-by-lôn” (Khải Huyền 18:4).TTL 174.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents