Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 15—Thời Kỳ Khủng Hoảng Tại Pháp: Nguyên Nhân Thật Sự

    Một vài nước đón nhận phong trào Cải Chánh như chào đón sứ giả Thiên Đàng. Trong khi một số nước khác hầu như hoàn toàn ngăn chặn ánh sáng chiếu vào sự hiểu biết Kinh Thánh. Tại một nước kia, lẽ thật và sai lầm chiến đấu với nhau suốt mấy thế kỷ. Cuối cùng, lẽ thật của Thiên Đàng đã bị quét sạch. Đức Thánh Linh rút lại quyền phép che chở cho dân tộc khinh rẻ món quà ân điển của Ngài. Từ đó, cả thế gian nhận thấy những gì xảy đến với những người cố ý từ bỏ sự sáng.TTL 121.1

    Trận chiến chống lại Kinh Thánh tại Pháp dẫn đến phong trào Cách Mạng, đây là hậu quả tất yếu từ việc La Mã đàn áp Kinh Thánh (xem Phụ lục 15). Nó thể hiện một bằng chứng rõ ràng nhất cho cả thế giới thấy những ảnh hưởng của giáo lý Công giáo La Mã.TTL 121.2

    Trong sách Khải Huyền, Giăng nêu rõ những hậu quả thảm khốc sẽ xảy ra, đặc biệt là cho nước Pháp, dưới đường lối cai trị của “người độc ác”:TTL 121.3

    “Họ sẽ giày đạp thành thánh đủ bốn mươi hai tháng. Ta sẽ cho hai người làm chứng ta mặc áo bao gai đi nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày... Khi hai người làm chứng xong rồi, có con thú dưới vực sâu lên, sẽ chiến đấu cùng hai người; thú ấy sẽ thắng và giết đi. Thây hai người sẽ còn lại trên đường cái của thành lớn, gọi bóng là Sô-đôm và Ê-díp-tô, tức là nơi mà Chúa hai người cũng bị đóng đinh trên thập tự giá... Các dân sự trên đất sẽ vui mừng hớn hở về hai người và gửi lễ vật cho nhau, bởi hai tiên tri đó đã khuấy hại dân sự trên đất. Nhưng, sau ba ngày rưỡi ấy, có sinh khí từ Đức Chúa Trời đến nhập vào trong hai người: Hai người bèn đứng thẳng dậy và những kẻ đứng xem đều kinh hãi cả thể” (Khải Huyền 11: 2, 3, 7, 8, 10, 11).TTL 121.4

    “Bốn mươi hai tháng” và “Một ngày hai trăm sáu mươi ngày” là như nhau, cùng một thời kỳ La Mã hà hiếp hội thánh Đấng Christ. Thời kỳ 1260 năm bắt đầu từ năm 538 SC và kết thúc vào năm 1798 (xem Phụ lục 5). Vào năm đó, quân đội Pháp bắt giáo hoàng bỏ vào tù và ông đã chết vì bị lưu đày. Từ đó, hệ thống giáo hoàng không còn được nắm giữ quyền lực như trước nữa.TTL 121.5

    Cuộc bắt bớ hội thánh không liên tục diễn ra trong giai đoạn 1260 năm. Vì lòng thương xót dân sự Ngài mà Đức Chúa Trời đã cắt ngắn thời gian thử thách kinh khủng đó bằng sự ảnh hưởng của phong trào Cải Chánh.TTL 121.6

    “Hai người làm chứng” đại diện cho Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, các lời chứng quan trọng nói về nguồn gốc và sự vĩnh cửu của luật pháp Đức Chúa Trời và cũng là kế hoạch cứu rỗi.TTL 121.7

    “Họ sẽ mặc áo bao gai đi nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày”. Khi Kinh Thánh bị cấm và lời chứng của nó bị diễn giải sai, khi những người can đảm rao truyền lẽ thật bị phản bội, bị tra tấn, bị hành hình vì đức tin hoặc bị bách hại chạy trốn, thì đó là khoảng thời gian “hai nhân chứng” trung thành “mặc áo bao gai” đi nói tiên tri. Trong thời kỳ đen tối nhất, Đức Chúa Trời cũng ban cho các Cơ Đốc nhân trung thành sự khôn ngoan và thẩm quyền rao truyền lẽ thật của Ngài (xem Phụ lục 16).TTL 121.8

    “Nếu ai muốn làm hại hai người đó, thì có lửa ra từ miệng hai người thiêu đốt kẻ thù nghịch mình. Kẻ nào muốn làm hại hai người thì phải bị giết như vậy” (Khải Huyền 11:5). Coi thường Lời của Đức Chúa Trời sẽ nhận báo ứng chết người như thế!TTL 122.1

    “Khi họ đã làm chứng xong rồi (hoặc sắp xong)”. Lúc hai người làm chứng gần kết thúc công việc họ trong bóng tối, “thì con thú từ dưới vực sâu lên” chiến đấu cùng hai người. Ở đây cho thấy cách thể hiện quyền lực mới của Satan.TTL 122.2

    Viện cớ tôn trọng Kinh Thánh, La Mã áp dụng chính sách khóa chặt Kinh Thánh bằng một ngôn ngữ xa lạ và cất giấu không cho dân chúng biết. Dưới quyền lực cai trị này, hai người làm chứng “mặc áo bao gai” nói tiên tri. Nhưng “con thú từ dưới vực sâu lên” đã mở màn gây chiến với Lời Chúa.TTL 122.3

    Thây hai người nằm lại trên đường cái của “thành lớn”, gọi theo nghĩa “tâm linh” là Ê-díp-tô. Trong tất cả các nước mà lịch sử Kinh Thánh có ghi chép, Ê-díp-tô là nước táo bạo nhất từ chối Lời hằng sống của Chúa và luật pháp Ngài. Không có nhà cầm quyền nào dám nổi loạn chống lại Thiên Đàng cách ngạo mạn hơn vua Ê-díp-tô, Pha-ra-ôn nói: “Ta chẳng biết Đức Giê-hô-va là ai, cũng không cho Y-sơ-ra-ên đi đâu” (Xuất Ê-díp-tô Ký 5:2). Đó là lời của phái vô thần và nước đại diện cho Ê-díp-tô trong lời tiên tri cũng lên giọng từ chối Đức Chúa Trời, tiết lộ tinh thần chống nghịch giống như vậy.TTL 122.4

    “Thành lớn” trong lời tiên tri cũng được so sánh nghĩa “tâm linh” là thành Sô-đôm. Sự bại hoại của thành Sô-đôm là bằng chứng cá biệt cho đời sống trụy lạc công khai. Tội này cũng là nét đặc trưng của quốc gia hoàn tất lời tiên tri ấy.TTL 122.5

    Vậy thì theo lời tiên tri, trước năm 1798 không bao lâu, có quyền lực thể hiện đặc tính của ma quỷ sẽ dấy lên gây chiến với Kinh Thánh. Ở nơi mà “hai người làm chứng” của Chúa phải im lặng thì thuyết vô thần của Pha-ra-ôn và thói dâm dục của Sô-đôm sẽ hiện rõ.TTL 122.6

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents