Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 9—Sự Sáng Bùng Phát Ở Thụy Sĩ

    Chỉ vài tuần sau khi Luther được sinh ra dưới túp lều tranh ở Saxony, Ulric Zwingly cũng được sinh ra trong căn nhà tranh của một gia đình chăn nuôi gia súc trong dãy Alps. Lớn lên giữa quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thậm chí từ thời thơ ấu ông đã khắc sâu vào ký ức về quyền năng của Đức Chúa Trời. Ông được nghe bà kể một số chuyện tích Kinh Thánh quý giá mà bà học được từ những câu truyện thần thoại và truyền khẩu của hội thánh.TTL 82.1

    Năm mười ba tuổi, Zwingly được đi học ở Bern, nơi đó có ngôi trường uy tín nhất Thụy Sĩ thời bấy giờ. Tuy nhiên, nơi này lại phát sinh nguy hiểm. Các tu sĩ quyết định nỗ lực lôi kéo ông vào tu viện. Nhờ sự can thiệp của Đức Chúa Trời mà cha ông nhận được thông tin về kế hoạch của các tu sĩ. Ông nhìn thấy tương lai của con mình có khả năng bị treo trên giàn hỏa nên lập tức kêu con về quê.TTL 82.2

    Zwingly vâng lời cha, nhưng rồi ông không chịu đựng được lâu khi tiếp tục sống trong thung lũng quê nhà, nên ông bắt đầu đi học lại, đi đây đi đó, sau một thời gian thì đến Basel. Ở đây, lần đầu tiên ông được nghe phúc âm về ân điển của Đức Chúa Trời ban cho vô điều kiện. Wittembach (giáo sư ngôn ngữ học cổ điển) đã hướng dẫn nghiên cứu Kinh Thánh trong khi dạy tiếng Gờ-réc và Hê-bơ-rơ, nhờ đó mà ánh sáng thiêng liêng chiếu vào tâm hồn của các học viên do ông dạy dỗ. Ông giảng dạy rằng sự chết của Chúa Giê-su là giá chuộc tội duy nhất dành cho tất cả tội nhân. Đối với Zwingly, những ngôn từ ấy là tia sáng đầu tiên xuất hiện trước bình minh.TTL 82.3

    Không bao lâu sau, Basel kêu gọi Zwingly khởi sự làm việc. Nơi đầu tiên ông nhận nhiệm vụ là một xứ đạo trong dãy Alps. Sau khi được phong chức linh mục, ông “dâng hiến trọn tâm hồn mình vào việc tìm kiếm lẽ thật thiêng liêng”. (James A. Wylie, History of Protestantism, book 8, chapter 5 )TTL 82.4

    Càng nghiên cứu Kinh Thánh, ông càng thấy rõ sự tương phản quá lớn giữa lẽ thật và những lời giáo huấn sai lầm của La Mã. Ông phục tùng Kinh Thánh như là Lời của Chúa, là thẩm quyền duy nhất và là chuẩn mực không bao giờ sai lầm. Ông thấy rằng phải để Kinh Thánh tự giải nghĩa cho Kinh Thánh. Ông tiếp tục tìm mọi cách để hiểu cho bằng được ý nghĩa đầy đủ của Kinh Thánh và cầu xin Đức Thánh Linh giúp đỡ. Sau này ông viết: “Tôi bắt đầu cầu xin Đức Chúa Trời ban cho tôi sự sáng của Ngài và Kinh Thánh trở nên dễ hiểu hơn nhiều”. (James A. Wylie, History of Protestantism, book 8, chapter 6)TTL 82.5

    Giáo lý Zwingly giảng dạy không phải đến từ Luther. Đó là giáo lý của Đấng Christ. Zwingly nói: “Nếu Luther giảng về Đấng Christ thì ông ấy cũng làm việc tôi đang làm... Tôi chưa viết cho Luther một chữ nào và Luther cũng chưa viết cho tôi. Tại sao vậy? ... Điều đó chứng minh Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm mọi việc rất chặt chẽ, bởi cả hai chúng tôi đều không có liên kết gì mà cùng dạy giáo lý của Đấng Christ như thống nhất vậy”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 8, chapter 9)TTL 82.6

    Năm 1516, Zwingly được mời về giảng trong tu viện ở Einsiedeln. Tại đây, ông nỗ lực tạo ảnh hưởng như một nhà Cải Chánh và uy thế đó còn mạnh hơn nơi quê nhà của ông trong dãy Alps.TTL 83.1

    Một trong những sự hấp dẫn hàng đầu của Einsiedeln là tượng Trinh nữ Mary. Người ta nói rằng nó có khả năng làm nhiều phép lạ. Phía trên cổng của tu viện có hàng chữ này: “Nơi đây có ban ơn toàn xá”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 8, chapter 5). Nhiều đám đông tìm đến đền thờ Trinh nữ, họ từ khắp mọi miền đất nước Thụy Sĩ và thậm chí từ Pháp, Đức. Zwingly tận dụng cơ hội để rao giảng về sự tự do bởi phúc âm cho những người nô lệ mê tín dị đoan này.TTL 83.2

    Ông giảng: “Đừng nghĩ rằng Chúa ngự trong đền thờ này mà không ngự ở bất cứ nơi sáng tạo nào khác... Có phải những công việc vô ích, những cuộc hành hương kéo dài, những của dâng, những hình tượng, hay những lời cầu khẩn cùng bà Mary hoặc các thánh sẽ giúp anh chị em nhận được ân điển Chúa không? Có cần cái mũ trùm đầu rực rỡ, cái đầu cạo láng, áo dài thướt tha, hay những đôi dép thêu chỉ vàng đều có thể tha thứ hết tội lỗi được sao?”. Ông tiếp: “Đấng Christ đã dâng mình hy sinh trên thập tự giá một lần là bằng chứng chuộc tội cho tất cả những ai tin để tiếp nhận sự sống đời đời”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 8, chapter 5 )TTL 83.3

    Nhiều người cay đắng thất vọng khi nghe nói cuộc hành trình gian khổ của họ không đem lợi ích gì. Họ không thể nhận thức thấu đáo sự tha thứ được ban cho cách nhưng không thông qua Đấng Christ. Họ chỉ cảm thấy hài lòng với con đường La Mã dẫn đi, bởi vì họ đặt lòng tin cậy vào các linh mục và giáo hoàng để được cứu rỗi thì dễ dàng hơn cố gắng gìn giữ một tấm lòng trong sạch.TTL 83.4

    Tuy nhiên, nhiều người vui mừng khi biết tin lành cứu rỗi thông qua Đấng Christ, họ lấy đức tin tiếp nhận huyết báu Đấng Christ làm giá cứu chuộc đời mình. Những người ấy về nhà kể cho những người khác nghe về sự sáng cao quý mà họ vừa nhận. Bằng cách này, lẽ thật lan truyền từ thành này sang thành khác, khiến cho số người hành hương về đền thờ Trinh nữ giảm xuống rất nhiều. Vì vậy, số tiền dâng vào xụt giảm và lương của Zwingli từ số tiền dâng đó cũng giảm theo. Nhưng điều này làm ông cảm thấy vui vì nhận thấy sức mạnh mê tín đang bị bẻ gãy. Lẽ thật đang dần dần thấm vô lòng giáo dân.TTL 83.5

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents