Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chúa giáng tai họa

    Đức Chúa Trời sẽ phán xét những kẻ cố tình gây hại cho dân sự Ngài. Đối với Chúa, trừng phạt là một “việc khác thường” (Ê-sai 28:21; xem thêm Ê-xê-chi-ên 33:11). Đức Giê-hô-va là Đấng “nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thật... tha điều gian ác, tội trọng và tội lỗi”, nhưng “chẳng kể kẻ có tội là vô tội” (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6, 7; xem thêm Na-hum 1:3). Ngài kiên trì nhẫn nhịn các nước, nhưng đến khi họ gian ác quá mức, thì cuối cùng Ngài cũng phải để họ uống chén thạnh nộ không pha lòng thương xót nữa.TTL 273.2

    Khi Đấng Christ kết thúc sứ mạng cầu thay trong đền thánh, Đức Chúa Trời sẽ trút cơn giận không pha xuống những người thờ lạy con thú. Các tai vạ đã giáng xuống xứ Ê-díp-tô cũng giống như những tai vạ phổ biến hơn sẽ bao trùm xuống thế giới ngay trước sự giải cứu cuối cùng dành cho dân sự Đức Chúa Trời. Sứ đồ Giăng tiết lộ rằng: “ung nhọt độc và đau nhức xuất hiện trên những người có dấu con thú và thờ lạy hình tượng nó”. Biển “trở nên như máu người chết”. “Các sông và các nguồn nước biến thành máu”. Thiên sứ nói: “Lạy Đấng Thánh,.. Ngài là công chính, vì Ngài đã xét đoán những điều này. Bởi chúng đã làm đổ máu thánh đồ cùng các đấng tiên tri, nên Ngài đã cho chúng uống máu, thật là đáng lắm” (Khải Huyền 16:2-6). Bằng cách tuyên án tử hình dân sự Đức Chúa Trời, chúng cũng phạm tội làm đổ máu như chính tay chúng gây án. Đấng Christ tuyên bố dân Do Thái sống cùng thời với Ngài cũng phải chịu trách nhiệm về tội làm đổ huyết các thánh từ thời A-bên (Ma-thi-ơ 23:34-36) bởi vì họ sở hữu tinh thần giống những kẻ đã giết các tiên tri.TTL 273.3

    Trong tai vạ tiếp theo, Đức Chúa Trời cho phép mặt trời “lấy lửa làm sém loài người”. Các nhà tiên tri diễn tả thời kỳ rùng rợn này: “Mùa màng ngoài đồng đã mất... Mọi cây cối ngoài đồng đều khô héo; sự vui vẻ khô héo đi khỏi con loài người”. “Kìa, súc vật rên siết! Kìa, bầy bò bối rối, tại chúng nó không có đồng cỏ nữa... Các dòng nước đã khô, lửa đã nuốt những đám cỏ nơi đồng vắng” (Giô-ên 1:11, 12, 18, 20).TTL 273.4

    Các tai vạ này không xảy ra toàn cầu, nhưng chúng sẽ là những hoạn nạn tồi tệ nhất từng biết đến. Tất cả những sự trừng phạt trước khi kết thúc thời kỳ ân điển còn được pha trộn lòng thương xót. Huyết báu chuộc tội của Đấng Christ đã che chở cho tội nhân khỏi nhận hoàn toàn hình phạt thích đáng với chúng, nhưng trong lần phán xét cuối cùng, cơn thịnh nộ không còn pha lòng thương xót nữa. Nhiều người sẽ khao khát ẩn núp trong sự bao dung của Đức Chúa Trời là điều mà trước đó họ đã khinh thường.TTL 273.5

    Trong khi dân sự Đức Chúa Trời bị bắt bớ, sầu thảm và đói khát, Đức Chúa Trời vẫn không để mặc họ chết đói. Thiên sứ sẽ chu cấp nhu cầu của họ. “Bánh nó sẽ được ban cho, nước nó không bao giờ thiếu”. “Ta — Đức Giê-hô-va — sẽ nhậm lời họ; Ta — Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên — sẽ không lìa bỏ họ đâu” (Ê-sai 33:16; 41:17).TTL 274.1

    Tuy vậy, trong mắt người thế gian, dường như dân sự Đức Chúa Trời phải sớm chịu chết vì đức tin mình, giống như các thánh tử vì đạo đã trải qua. Đó là thời kỳ đau đớn kinh hoàng. Kẻ ác thì chế nhạo: “Giờ đây đức tin của mày đâu rồi? Tại sao Đức Chúa Trời không giải cứu mày khỏi tay chúng tao nếu thật sự mày là dân Ngài?”. Nhưng những người đang chờ đợi này nhớ lại cái chết của Đức Chúa Giê-su trên thập tự ở Đồi Sọ. Giống như Gia-cốp, tất cả đều đang vật lộn với Đức Chúa Trời.TTL 274.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents