Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Luther bị kết án tín ngưỡng dị giáo

    Nhờ có tri thức và tài hùng biện, hồng y Aleander kiên quyết đánh bại Luther hoàn toàn như kẻ thù của giáo hội và quốc gia. Ông tuyên bố: “Những sai lầm của Luther đủ chứng minh để thiêu đốt một trăm ngàn kẻ đạo lạc”.TTL 71.1

    “Tất cả những người theo Luther là ai? Một đám thầy dạy xấc láo, linh mục bại hoại, tu sĩ vô độ, luật sư dốt nát, quý tộc suy đồi... Còn phe Công giáo thì thượng cấp hơn hẳn họ biết bao xa về số lượng, năng lực và quyền thế! Cả hội nghị này đều đồng ý ban hành một sắc lệnh nhằm mở mang tâm trí cho người dốt nát, cảnh cáo người bất cẩn, lựa chọn giúp cho người hay do dự, thêm sức mạnh cho người yếu đuối”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 7, chapter 4)TTL 71.2

    Con người vẫn tạo ra cuộc tranh luận như vậy để chống lại tất cả những ai dám thể hiện những lời dạy rõ ràng trong Lời Chúa. “Những người giảng giáo lý mới này là ai? Họ là thành phần thất học, số lượng người ít ỏi và xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ. Thế mà chúng tự nhận mình là có lẽ thật và được Chúa chọn làm dân sự. Chúng là những kẻ ngu dốt và bị lừa. Còn giáo hội chúng ta thật đông đảo và có sức ảnh hưởng vĩ đại dường bao!”. Ngày nay, những kiểu tranh luận như thế này cũng không có căn cứ gì hơn so với thời đại của nhà Cải Chánh giáo.TTL 71.3

    Luther không có mặt ở đó để kiềm chế nhà vô địch của giáo hoàng bằng những lẽ thật rõ ràng, có sức thuyết phục từ Lời Chúa. Hầu hết hội nghị đều có khuynh hướng là không chỉ lên án ông và giáo lý ông dạy dỗ, mà còn nếu có thể thì nhổ tận gốc kẻ lạc đạo. Tất cả những gì La mã có thể nói để tự biện hộ thì họ đã nói rồi. Từ đó trở đi, sự tương phản giữa lẽ thật và sai lầm ngày càng trở nên rõ ràng hơn khi công khai tình trạng xung đột đã phát triển.TTL 71.4

    Bấy giờ, Chúa cảm động lòng một viên chức trong hội nghị để trình bày một bản liệt kê chính xác về những hậu quả do đường lối cai trị chuyên quyền của thể chế giáo hoàng. George từ Saxony đứng lên giữa cuộc họp do hoàng đế chủ trì, miêu tả chính xác những sự lừa gạt và tham vọng khủng khiếp của giáo hội:TTL 71.5

    “Lạm dụng... là tiếng hét phản đối La Mã. Họ dẹp xấu hổ qua một bên và chỉ quan tâm đến... tiền, tiền, tiền,... đến mức mà thay vì người giảng đạo nên dạy lẽ thật thì lại không nói gì ngoài lừa dối. Họ không những được bao dung mà còn được phần thưởng, bởi vì càng nói dối giỏi thì càng thu nhiều lợi nhuận. Dòng suối bẩn thỉu này chảy ra những dòng nước ô nhiễm. Khiếm nhã dẫn đến tham lam... Thật buồn khi nói rằng những vụ bê bối của hàng giáo phẩm như những ngọn lao phóng vào những linh hồn đáng thương khiến họ bị kết tội đời đời. Chúng ta cần phải tạo một cuộc cải cách toàn diện”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 7, chapter 4). Nhiều người biết người này là kẻ thù của nhà Cải Chánh nên những gì ông vừa trình bày càng có ảnh hưởng mạnh.TTL 71.6

    Thiên sứ của Đức Chúa Trời gửi nhiều tia sáng chiếu vào góc khuất tội lỗi, mở lòng tiếp nhận lẽ thật. Chúa dùng năng lực khai sáng lẽ thật để điều khiển ngay cả kẻ thù của nhà Cải Chánh, sửa soạn vị trí cho công trình vĩ đại khởi công. Cả hội nghị đó đã được nghe tiếng nói của Đấng Tối cao hùng mạnh hơn Luther.TTL 71.7

    Một tiểu ban được bầu chọn làm công tác liệt kê danh sách những áp bức của hệ thống giáo hoàng đang tạo gánh nặng lên người dân Đức. Danh sách này trình cho hoàng đế xem kèm lời đề nghị vua có biện pháp chỉnh đốn lại những lạm dụng này. Đề nghị ghi: “Bổn phận của chúng ta là ngăn chặn tình trạng làm mất danh dự dân tộc. Chúng tôi cúi đầu đề nghị bệ hạ khẩn cấp tiến hành một cuộc cải cách toàn diện, tận dụng uy quyền của bệ hạ để đạt được mục đích”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 7, chapter 4)TTL 72.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents