Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Thoát khỏi Augsburg

    Bạn bè Luther thuyết phục ông đừng ở lại vô ích, nên quay về Wittenberg ngay và phải cảnh giác ở mức cao nhất. Vì vậy, ông cưỡi ngựa rời khỏi Augsburg trước khi trời sáng, tháp tùng là một người dẫn đường do thẩm phán tòa án địa phương lo liệu. Ông bí mật đi qua những đường phố tối tăm trong thành. Nhiều kẻ thù hung tợn đang để mắt ám hại ông. Đây là những giây phút hồi hộp và cầu nguyện khẩn thiết. Khi ông đến trước một cổng nhỏ bên tường thành, cổng đã mở sẵn để ông và người dẫn đường đi qua. Trước khi đại diện La Mã biết được Luther rời đi, thì ông đã vượt ra ngoài tầm tay những kẻ bắt bớ.TTL 66.4

    Nghe tin Luther trốn thoát, đại sứ ngạc nhiên lẫn tức giận dồn dập. Ông ấy từng hy vọng sẽ nhận được vinh dự lớn khi cương quyết đối đầu với kẻ gây rối loạn giáo hội. Trong lá thư gửi Frederick (vua chư hầu của Saxony), ông cay cú tố cáo Luther, đề nghị Frederick gửi nhà Cải Chánh đến La Mã hoặc trục xuất khỏi Saxony.TTL 66.5

    Đến thời điểm ấy, vương hầu còn biết rất ít về các giáo lý Cải Chánh, nhưng ông có ấn tượng sâu sắc bởi những lời mạnh mẽ và mạch lạc của Luther. Frederick quyết định đứng ra làm người bảo vệ đến khi nào có ai chứng minh được nhà Cải Chánh sai trái. Trong lá thư hồi đáp cho công sứ, vương hầu viết: “Tiến sĩ Martin đã ứng hầu trước mặt ngài tại Augsburg, ngài nên hài lòng. Chúng tôi không nghĩ rằng ngài sẽ cố gắng bắt ông ấy đầu phục mà không chứng minh được những sai lầm của ông ấy. Không một học giả nào trong vương quốc tôi nói cho tôi biết giáo lý của Martin là vô đạo, chống Cơ Đốc giáo, hay dị giáo”. (D’Aubigné, book 4, chapter 10). Vương hầu nhận thấy giáo hội cần có một cuộc cải cách. Ông mừng thầm vì có sự ảnh hưởng tốt hơn đang xuất hiện trong giáo hội.TTL 66.6

    Chỉ mới một năm kể từ khi nhà Cải Chánh dán các ý kiến của ông lên cửa nhà thờ trong lâu đài, nhưng các sách của ông đã thắp lên sự quan tâm mới là đọc Kinh Thánh ở khắp nơi. Sinh viên đổ về trường đại học, không những từ khắp mọi miền nước Đức mà còn từ các xứ khác. Lần đầu tiên nhìn thấy Wittenberg, một số thanh niên “giơ tay lên trời, ca ngợi Chúa đã khiến ánh sáng lẽ thật chiếu ra từ thành này”. (D’Aubigné, book 4, chapter 10)TTL 67.1

    Lúc bấy giờ, Luther chỉ mới biết một phần đã biến đổi từ những sai lầm của La Mã. Nhưng, ông viết: “Tôi đọc các sắc lệnh của giáo hoàng, và... tôi không biết liệu giáo hoàng có phải là người nghịch lại Đấng Christ, hay đồ đệ của Satan, bởi vì Đấng Christ đã bị hiểu sai trầm trọng và bị đóng đinh trong các sắc lệnh này”. (D’Aubigné, book 5, chapter 1)TTL 67.2

    La Mã càng ngày càng giận dữ với sự tấn công của Luther. Nhiều kẻ cuồng tín, thậm chí các tiến sĩ ở các trường đại học, cũng công bố rằng ai giết kẻ tu sĩ này cũng không phạm tội. Nhưng Đức Chúa Trời bảo vệ ông. Giáo lý của ông được nghe nói khắp nơi, “trong những túp lều tranh cùng các tu viện,... trong lâu đài của những bậc quyền quý, ở giảng đường đại học và trong các cung điện của các vua”. (D’Aubigné, book 6, chapter 2)TTL 67.3

    Khi ấy, Luther phát hiện nhà Cải Chánh giáo ở Bohemia đó là Huss, người đã rao truyền trước ông về việc gìn giữ lẽ thật công bình vĩ đại bởi đức tin. Luther nói: “Tất cả chúng tôi gồm Phao-lô, Augustine và tôi đều thuộc phe của Huss mà không biết!”. “Lẽ thật đã được rao giảng... cách nay một thế kỷ và đã bị đốt”. (James, A. Wylie, History of Protestantism, book 6, chapter 1)TTL 67.4

    Quan tâm đến các trường đại học, Luther viết: “Tôi sợ rằng các trường đại học sẽ là các cổng lớn của địa ngục, trừ khi người ta cẩn thận giải nghĩa Kinh Thánh và ghi tạc chúng vào tấm lòng giới trẻ... Trường nào mà người ta không chuyên cần học lời Chúa thì sẽ trở nên bại hoại”. (D’Aubigné, book 6, chapter 3).TTL 67.5

    Lời kêu gọi này lan truyền khắp nước Đức. Cả nước bị kích động. Các kẻ thù Luther thúc giục giáo hoàng nên áp dụng biện pháp cứng rắn đối với ông. Một sắc lệnh truyền phán xử phạt các giáo lý của ông ngay tức khắc. Nếu nhà Cải Chánh cùng những ai theo ông không đầu phục thì tất cả họ sẽ bị dứt phép thông công.TTL 67.6

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents