Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 3—Hoàn Cảnh Tăm Tối Thuộc Linh Trong Hội Thánh Đầu Tiên

    Sứ đồ Phao-lô nói rằng ngày của Đấng Christ chưa đến, “cho tới khi có sự chối bỏ Chúa xảy ra và kẻ độc ác xuất hiện. Hắn sẽ chống nghịch và tự tôn mình lên trên những gì được gọi là thần hoặc những gì người ta tôn thờ, đến đỗi ngồi trong đền Đức Chúa Trời, rồi tự xưng mình là Đức Chúa Trời”; còn hơn nữa, “quyền lực gian ác bí mật đã hành động trong thế gian” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3, 4, 7). Thậm chí trong thời kỳ đầu, sứ đồ đã thấy được nhiều sai lầm dần dần, là những thứ mở đường cho chế độ giáo hoàng.TTL 29.1

    Từng bước, từng bước một, “quyền lực gian ác bí mật” tiến hành công việc lừa dối. Nhiều tục lệ tà giáo đã có cách gia nhập vào hội thánh Cơ Đốc giáo, chúng nằm yên một thời gian vì những cơn bắt bớ dữ dội dưới thời ngoại giáo. Nhưng khi sự bắt bớ qua đi, Cơ Đốc giáo lại từ bỏ tính khiêm nhường, giản dị của Đấng Christ để tiếp thu thói phô trương của mấy thầy tế lễ cùng các lãnh đạo ngoại giáo. Tuyên bố cải tà quy chánh của Hoàng đế Constaintine là lý do vui mừng rất lớn. Lúc bấy giờ, những tác động gây sai lạc mới phát triển mau chóng. Ngoại giáo dường như đã bị chế ngự, hóa ra lại chiến thắng. Nhiều giáo lý mê tín dị đoan được hợp nhất với đức tin của những người tự xưng mình là môn đồ Đấng Christ.TTL 29.2

    Sự thỏa hiệp giữa ngoại giáo và Cơ Đốc giáo đem đến kết quả cho “kẻ độc ác” như tiên tri đã báo trước. Tôn giáo giả hình là một kiệt tác của Sa-tan, một đài tưởng niệm dành cho sự nỗ lực của hắn, để hắn tự ngồi lên ngai cai trị trái đất như ý muốn.TTL 29.3

    Một trong những nguyên tắc lãnh đạo của La Mã dạy dỗ là Đức Chúa Trời ban cho giáo hoàng quyền uy tối cao đối với tất cả các giám mục và linh mục trên toàn thế giới. Cao hơn thế nữa, giáo hoàng còn được gọi là “Giáo hoàng là Đức Chúa Trời” và xưng là không có sai lầm (xem thêm Phụ lục 1). Sa-tan vẫn dùng yêu sách thuyết phục giống như đã làm trong đồng vắng, thông qua giáo hội La Mã để dụ dỗ thật nhiều người thờ lạy hắn.TTL 29.4

    Tuy nhiên, những người kính sợ Đức Chúa Trời sẽ đáp trả đòi hỏi sai trái của giáo hoàng giống như Đấng Christ đã từng đối mặt với Sa-tan: “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi” (Lu-ca 4:8). Đức Chúa Trời không bao giờ chỉ định bất cứ ai làm đầu hội thánh. Quyền lực tối thượng của giáo hoàng là đối nghịch lại với Kinh Thánh. Giáo hoàng có thể không có quyền lực nào trên hội thánh Đấng Christ, ngoại trừ đòi hỏi sai trái mà ra. Giáo hội Công giáo La Mã buộc tội những người theo đạo Tin Lành là ương ngạnh tách ra khỏi hội thánh thật, nhưng Công giáo La Mã mới chính là giáo hội rời bỏ “đức tin đã được ban cho một lần đủ cả” (Giu-đe 3).TTL 29.5

    Sa-tan biết rất rõ chỉ có Kinh Thánh mới có thể cho thấy Đấng Cứu Thế chống cự lại các cuộc tấn công của hắn. Lần tấn công nào Đấng Christ cũng đưa ra cái khiên che chắn bằng lẽ thật đời đời: “Có lời chép rằng”. Thay vì Sa-tan duy trì quyền cai trị của hắn trên loài người, thiết lập quyền lực giáo hoàng để chiếm đoạt, thì hắn cứ giữ cho người ta ngu dốt Kinh Thánh. Hắn phải che giấu và cấm đọc các lẽ thật thiêng liêng trong Kinh Thánh. Qua hàng trăm năm, Giáo hội La Mã đã ngăn chặn việc lưu truyền Kinh Thánh. Dân chúng bị cấm đọc. Các giám mục và các lãnh đạo giải nghĩa lời dạy dỗ trong Kinh Thánh theo hướng bênh vực những nhu cầu khoác lác của họ. Theo cách này, giáo hoàng được hầu hết giáo dân tôn kính như người được Đức Chúa Trời chỉ định cai trị thế giới.TTL 29.6

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents