Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Quyền năng của Lời

    Tin tức nhanh chóng lan truyền khắp Wittenberg rằng Luther đã trở về và sẽ rao giảng. Nhà thờ đông nghẹt. Bằng sự khôn ngoan tuyệt vời và giọng nói nhẹ nhàng, ông chỉ dẫn và quở trách:TTL 89.1

    “Lễ mi-sa là một điều không tốt. Đức Chúa Trời đã chống lại nó, nên nó cần bị loại bỏ... Nhưng không nên dùng bạo lực để bỏ nó... Chính lời... của Chúa sẽ hành động, không phải chúng ta... Chúng ta có quyền nói, nhưng không có quyền thực hiện. Chúng ta hãy rao giảng; toàn bộ quyền còn lại thuộc về Đức Chúa Trời. Nếu tôi dùng vũ lực thì tôi sẽ gặt hái được điều gì? Đức Chúa Trời có thể thu phục lòng người, khi Ngài chinh phục được thì mọi thứ đều thuộc Ngài...”.TTL 89.2

    “Tôi sẽ rao giảng, viết sách, nhưng không ép buộc ai, bởi đức tin là một hành động tự nguyện... Tôi đứng lên chống lại giáo hoàng, phản đối bùa xá tội và những người ủng hộ hệ thống giáo hoàng, nhưng tôi không dùng bạo lực hay dấy loạn. Tôi đặt Lời Chúa lên trước; tôi đã giảng, đã viết, đó là tất cả những gì tôi hành động. Tuy nhiên, trong lúc tôi ngủ, ... lời tôi giảng đã lật đổ phe giáo hoàng, tới nỗi không có vương hầu hay hoàng đế nào làm hại phe đó nhiều như vậy. Nhưng tôi không làm gì hết, chỉ có lời Chúa làm tất cả”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 9, chapter 8 ). Lời Chúa bẻ gãy tình trạng cuồng tín náo động. Phúc âm đã đem những người lạc lối trở về với con đường của lẽ thật.TTL 89.3

    Vài năm sau, tình trạng cuồng tín bùng nổ gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Luther nói rằng: “Đối với họ, Kinh Thánh chẳng khác gì một quyển sách chết, họ hùa nhau la lên: Thánh Linh! Thánh Linh! Nhưng chắc chắn tôi không theo thần linh của họ”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 10, chapter 10 )TTL 89.4

    Thomas Münzer là một người cuồng tín năng động nhất, một người có năng lực đáng kể, nhưng ông không học hỏi tôn giáo chân thật. “Ông nuôi tham vọng cải thiện thế giới, mà lại quên rằng muốn cải cách thì cần phải bắt đầu từ bản thân, tất cả những người cuồng tín đều như vậy”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 9, chapter 8). Ông không muốn đứng vị trí thứ nhì, dù chỉ sau Luther. Ông tuyên bố chính Đức Chúa Trời đã giao cho ông nhiệm vụ mở đầu cuộc Cải Chánh thật. “Người sở hữu tinh thần này là có đức tin thật, thậm chí khi ông không bao giờ nhìn thấy Kinh Thánh trong cuộc đời”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 10, chapter 10 )TTL 89.5

    Các giáo sư cuồng tín cho phép bản thân họ bị chi phối bởi những cảm tưởng riêng, nghĩ rằng mọi suy nghĩ và sự thôi thúc đều là tiếng nói của Đức Chúa Trời. Một số người thậm chí còn đốt Kinh Thánh. Hàng ngàn người tin nhận giáo lý của Münzer. Không bao lâu sau, ông còn tuyên bố rằng những ai vâng phục các vua chúa là đang cố gắng hầu việc Đức Chúa Trời và Satan.TTL 89.6

    Những sự dạy dỗ cách mạng của Münzer dẫn dắt dân chúng đạp đổ mọi quyền kiểm soát. Hậu quả tiếp theo là những cảnh tượng xung đột hãi hùng, máu đổ xuống các cánh đồng của nước Đức ướt sũng.TTL 89.7

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents