Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Ngày Sa-bát thật luôn được bảo vệ

    Từ đó đến hiện nay, ngày Sa-bát vẫn luôn được gìn giữ. Bất kể “người tội ác” đã thành công trong việc giẫm đạp lên ngày thánh của Đức Chúa Trời, những tín đồ trung thành vẫn bày tỏ lòng tôn trọng ngày ấy ở nhiều nơi hẻo lánh. Từ khi có phong trào Cải Chánh, thế hệ nào cũng có một số người gìn giữ ngày Sa-bát.TTL 200.1

    Các lẽ thật này được tìm thấy trong Khải Huyền 14 liên quan đến “tin lành đời đời” để phân biệt hội thánh Đấng Cơ Đốc trong ngày Chúa phục lâm. “Đây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ, chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và lòng tin nơi Đức Chúa Giê-su” (Khải Huyền 14:12).TTL 200.2

    Những người nhận ánh sáng từ đền thánh và luật pháp Đức Chúa Trời sẽ vui mừng khôn xiết khi nhìn thấy sự hòa hợp của lẽ thật. Họ mong muốn mọi Cơ Đốc nhân đều nhận ánh sáng. Tuy nhiên, nhiều người xưng mình đi theo Đấng Cơ Đốc, nhưng họ lại không chào đón các lẽ thật đã bước ra thế gian.TTL 200.3

    Khi nghe các yêu cầu về ngày Sa-bát, nhiều người nói: “Chúng tôi vẫn luôn gìn giữ ngày Chủ Nhật, như ông bà cha mẹ tôi từng giữ, nhiều Cơ Đốc nhân trung tín đã yên giấc nhẹ nhàng khi còn đang gìn giữ ngày ấy. Việc giữ một ngày Sa-bát mới sẽ khiến chúng tôi không hòa hợp với thế giới. Một nhóm nhỏ giữ ngày thứ Bảy đạt được gì khi chống lại cả thế giới giữ ngày Chủ nhật?”. Người Giu-đa dùng những kiểu lập luận như vậy để chứng minh việc từ chối Đấng Cơ Đốc. Tương tự, vào thời của Luther, phe La Mã đã lý luận rằng các Cơ Đốc nhân chân thật đã chết trong niềm tin Công Giáo, vậy thì niềm tin tôn giáo của họ cũng đảm bảo. Lý luận như thế là ngăn cản mọi sự tiến bộ về đức tin.TTL 200.4

    Nhiều người tranh luận rằng việc giữ ngày Chủ Nhật là một phong tục truyền thống sâu rộng của giáo hội trải qua hàng thế kỷ. Phản đối lý luận này, nhiều người chứng minh rằng ngày Sa-bát và việc giữ nó còn xưa hơn, xưa như trái đất — do Đấng Thượng Cổ thiết lập.TTL 200.5

    Khi không thể tìm thấy bằng chứng nào trong Kinh Thánh, nhiều người viện chứng: “Sao các nhà lãnh đạo của chúng ta không hiểu thắc mắc về ngày Sa-bát này được? Chỉ có một số người như các anh thôi. Không thể nào có chuyện các ông đúng, còn tất cả những người tri thức đều sai lầm đâu”.TTL 200.6

    Muốn chống lại những lập luận kiểu này thì chỉ cần trưng dẫn Kinh Thánh kết hợp với cách Chúa đối phó với dân sự Ngài qua các thời đại là đủ rồi. Lý do tại sao Ngài không thường xuyên chọn lựa những người có học thức hoặc địa vị xã hội để dẫn dắt các phong trào cải chánh, là vì họ chỉ tin tưởng vào các tín điều và hệ thống thần học mà không cảm thấy cần Đức Chúa Trời hướng dẫn. Đôi khi Đức Chúa Trời kêu gọi dân sự Ngài rao giảng lẽ thật cho những người ít học. Ngài chọn họ không phải vì họ ít học, nhưng vì họ không quá tự mãn tới mức không cần Đức Chúa Trời dạy dỗ. Tính khiêm nhường và lòng vâng phục đã làm cho họ trở nên cao trọng.TTL 200.7

    Lịch sử Y-sơ-ra-ên ngày xưa là một minh chứng đáng chú ý về kinh nghiệm của các Cơ Đốc nhân trong quá khứ. Đức Chúa Trời dẫn dắt dân sự Ngài qua các phong trào Phục Lâm, giống như Ngài đã từng dẫn Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Giá như tất cả mọi người cùng làm việc cho phong trào năm 1844 đều chấp nhận sứ điệp thiên sứ thứ ba và rao truyền sứ điệp nhờ quyền năng Đức Thánh Linh, thì trái đất đã được cảnh báo từ rất nhiều năm trước và Đấng Cơ Đốc đã tái lâm để giải cứu dân sự Ngài.TTL 201.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents