Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Con thú và tượng nó

    Con thú hai sừng “khiến mọi người, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự chủ và tôi mọi, đều chịu ghi dấu hoặc trên tay hữu, hoặc trên trán, hầu cho người nào không có dấu ấy, nghĩa là không có danh con thú hay số của tên nó” (Khải Huyền 13:16, 17). Thiên sứ thứ ba cảnh báo: “Nếu ai thờ phượng con thú cùng tượng nó, và chịu dấu nó ghi trên trán hay trên tay, thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thạnh nộ không pha của Đức Chúa Trời”.TTL 196.1

    “Con thú” bắt buộc người ta thờ lạy là con thú thứ nhất (hoặc giống con beo của Khải Huyền 13 ) là giáo hoàng. “Tượng con thú” đại diện cho giáo phái Tin Lành bội đạo sẽ phát triển vào lúc các hội thánh Cải Chánh nhờ sự trợ giúp của quyền công dân để bắt buộc người ta theo niềm tin của họ. “Dấu con thú” sẽ được giải thích rõ sau.TTL 196.2

    Những người giữ điều răn của Đức Chúa Trời trái ngược hẳn với những người thờ lạy con thú cùng tượng nó và chịu dấu nó ghi. Nói cách khác, một bên là nhóm người giữ luật pháp Đức Chúa Trời, bên kia là nhóm vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời, đó là cách nhận biết giữa những người thờ lạy Đức Chúa Trời và thờ lạy con thú.TTL 196.3

    Đặc điểm của con thú cùng tượng nó là hành động vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên nói rằng cái sừng nhỏ - giáo hoàng, “định ý đổi những thời kỳ và luật pháp” (Đa-ni-ên 7:25). Sứ đồ Phao-lô gọi quyền lực đó là “người tội ác” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3), là kẻ tự coi hắn cao hơn Đức Chúa Trời. Chỉ cần thay đổi luật pháp Đức Chúa Trời cũng đủ chứng tỏ giáo hoàng cao hơn Đức Chúa Trời. Người nào gìn giữ luật pháp bị thay đổi đó nghĩa là tôn trọng luật pháp của giáo hoàng, một dấu trung thành với giáo hoàng thay vì với Đức Chúa Trời.TTL 196.4

    Giáo hoàng đã can dự vào chuyện thay đổi luật pháp Đức Chúa Trời. Họ đổi điều răn thứ tư nhằm nỗ lực cho phép giữ ngày thứ nhất thay vì ngày thứ Bảy mới là ngày Sa-bát. Kinh Thánh gọi đây là hành động có chủ tâm, cố ý thay đổi: hắn “định ý đổi những thời kỳ và luật pháp”. Sự thay đổi điều răn thứ tư đã ứng nghiệm chính xác lời tiên tri. Ở điểm này, quyền thế giáo hoàng công khai đặt mình lên trên Đức Chúa Trời.TTL 196.5

    Những người thờ lạy Đức Chúa Trời sẽ được nhận biết qua việc tuân giữ điều răn thứ tư, dấu hiệu công nhận quyền năng sáng tạo của Ngài. Những người thờ lạy con thú thì cố gắng xé bỏ ngày kỷ niệm tưởng nhớ Đấng Sáng Tạo, để tôn ngày sa-bát của La Mã. Đặt danh ngày Chủ Nhật là “ngày của Chúa”, Giáo hội La Mã trước tiên đã khẳng định đòi hỏi kiêu căng của họ. (Xem Phụ lục 9). Nhưng Kinh Thánh chỉ ra rằng thứ Bảy mới là ngày của Chúa. Đức Chúa Giê-su đã phán: “Vậy thì Con Người cũng là Chủ ngày Sa-bát” (Mác 2:28; xem thêm Ê-sai 58:13, 14; Ma-thi-ơ 5:17-19). Lời Ngài phán bác bỏ khẳng định của nhiều người rằng Chúa Giê-su đã thay đổi ngày Sa-bát.TTL 196.6

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents