Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Nhiều tội ác khủng khiếp nhất

    Tuy nhiên, tội ác kinh hoàng nhất trong số những hành động khủng khiếp qua các thế kỷ rùng rợn chính là cuộc Thảm sát vào ngày Thánh Bartholomew. Vua nước Pháp đã cho phép thi hành vì bị các giám mục và lãnh đạo giáo hội xúi giục. Tiếng chuông vang lên vào lúc giữa đêm báo hiệu tiến hành cuộc tàn sát. Hàng ngàn người Cải Chánh đang nằm ngủ trong nhà (vì tin tưởng vào lời hứa uy tín của vua) đã bị lôi ra đem đi giết chết.TTL 123.4

    Cuộc thảm sát diễn ra suốt bảy ngày tại Paris. Sau đó, vua ban chiếu chỉ mở rộng cuộc thảm sát đến các tỉnh thành nào có tín đồ Cải Chánh. Bất kể hàng quý tộc hay thường dân, già hay trẻ, phụ nữ hay trẻ em đều bị giết như nhau. Cả nước Pháp chết mất bảy mươi ngàn công dân đáng tin cậy nhất của quốc gia.TTL 124.1

    “Tin báo về cuộc thảm sát đến tai La Mã, các hàng giáo phẩm vui mừng khôn xiết. Hồng y giáo chủ Lorraine ban thưởng cho sứ giả báo tin một ngàn đồng vàng; súng đại bác ở nhà thờ Thánh Angelo nổ vang chào mừng, tiếng chuông nhà thờ vang dội khắp nơi, lửa mừng biến đêm thành ngày; Giáo hoàng Gregory XIII với các hồng y giáo chủ và các hàng giáo phẩm cùng tháp tùng thành một đoàn người thật dài tiến đến nhà thờ Thánh Louis, là nơi mà các hồng y của Lorraine đang hát bài Te Deum (là bài ca tạ ơn nổi bật nhất của Công Giáo)... Người ta đúc một tấm huy chương để kỷ niệm cuộc tàn sát... Một linh mục Pháp... nói ‘đó là ngày đầy niềm vui và hạnh phúc, khi đức thánh cha nhận được tin, liền long trọng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và Thánh Louis’”. (Henry White, The Massacre of St. Bartholomew; chapter 14, paragraph 34 )TTL 124.2

    Cùng một tinh thần xúi giục cuộc Thảm sát vào ngày Thánh Bartholomew cũng dẫn dắt chuỗi hành động của phong trào Cách Mạng. Chúa Giê-su từng bị gán là kẻ mạo danh, còn đám người vô thần ở Pháp cũng la hét: “Chà đạp kẻ xấu xa đó đi”, ý họ muốn nói Đấng Christ. Lời phạm thượng và tội ác đi đôi với nhau. Qua tất cả những chuyện này, nước Pháp đã dành lời tôn sùng Satan, trong khi Đấng Christ — Đấng đại diện cho lẽ thật, thánh khiết và tình yêu quên mình — lại bị “đóng đinh”.TTL 124.3

    “Con thú dưới vực sâu lên sẽ chiến đấu cùng hai người, thú ấy sẽ thắng và giết đi” (Khải Huyền 11:7). Thế lực vô thần cai trị nước Pháp trong suốt giai đoạn diễn ra phong trào Cách Mạng và Thời kỳ Kinh hoàng đã gây chiến với Đức Chúa Trời và Lời Ngài. Quốc hội hủy bỏ việc thờ phượng Chúa. Kinh Thánh bị tịch thu rồi đốt công khai. Chính quyền dẹp bỏ các tổ chức từ thiện của Kinh Thánh. Ngày nghỉ hàng tuần bị bỏ đi, thay vào đó là cứ mỗi mười ngày thì người ta dành ra một ngày nghỉ cho chuyện báng bổ thánh thần. Lễ Báp-têm và lễ Tiệc thánh đều bị cấm. Những cáo thị dán ở nghĩa trang tuyên bố rằng cái chết là giấc ngủ vĩnh viễn.TTL 124.4

    Tất cả hành động kính trọng tôn giáo đều bị ngăn cấm, ngoại trừ hành động tôn sùng “tự do” và tổ quốc. “Giám mục lập hiến Paris bước lên... tuyên bố trước Hội nghị rằng tôn giáo mà ông dạy dỗ nhiều năm qua, xét theo mọi khía cạnh, thì chỉ là một phần của nghệ thuật kiếm cơm không có nền tảng lịch sử hoặc lẽ thật thiêng liêng nào. Kết thúc cách nghiêm nghị và dứt khoát, ông chối bỏ sự hiện diện của Đức Chúa Trời để tôn thờ điều mà ông được dâng hiến”. (Scott, volume 1, chapter 17 )TTL 124.5

    “Các dân sự trên đất sẽ vui mừng về hai người, gửi lễ vật cho nhau, bởi hai tiên tri đó đã khuấy hại dân sự trên đất (Khải Huyền 11:10). Nước Pháp vô tín đã làm câm lặng lời quở trách của hai người làm chứng cho Đức Chúa Trời. Lời của lẽ thật nằm “chết” trên các đường phố, còn những ai ghét luật pháp Chúa thì lấy làm vui mừng. Dân chúng công khai thách thức Vua trời.TTL 124.6

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents