Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First

    Hai kiểu người trong hội thánh

    Luôn có hai kiểu người trong số những người quả quyết đi theo Đấng Christ. Trong khi có một số người học hỏi cuộc đời Đấng Cứu Thế và thành tâm cố gắng sửa chữa những khuyết điểm của họ cho phù hợp với Đấng mẫu mực, thì cũng có những người lảng tránh các lẽ thật ngay thẳng và có ích, là điều khiến cho những sai trái của họ bị phơi bày ra. Thậm chí vào khoảng thời gian hội thánh có chất lượng tốt nhất cũng không chỉ tồn tại lẽ thật và ngay thẳng. Giu-đa được gia nhập cùng các sứ đồ, nhờ sự dạy dỗ và gương mẫu của Đấng Christ mà hắn nhìn thấy tội lỗi của bản thân. Nhưng vì nuông chiều thói hư tật xấu mà hắn mời mọc Sa-tan cám dỗ. Hắn nổi giận khi nghe Chúa Giê-su quở trách sai trái, từ đó dẫn tới hành động phản bội Thầy (xem Mác 14:10, 11).TTL 26.4

    A-na-nia và Sa-phi-ra giả bộ dâng hiến toàn bộ gia tài của họ cho Đức Chúa Trời trong khi họ tham lam giữ lại một phần. Thần lẽ thật tiết lộ cho các sứ đồ biết tính cách thật của hai kẻ giả tạo này, hình phạt của Đức Chúa Trời đã đưa hội thánh thoát khỏi vết nhơ làm vấy bẩn sự tinh khiết hiện có (xem Công vụ 5:1-11). Khi sự bắt bớ xảy đến với những ai theo Đấng Christ, chỉ có người nào sẵn sàng từ bỏ mọi lợi ích riêng vì lẽ thật thì mới thật lòng muốn trở thành môn đồ Ngài. Nhưng khi sự bắt bớ qua đi, hội thánh tiếp nhận thêm những người ít thành thật vào, đó là cách mở lối cho Sa-tan tìm cách chen chân vô.TTL 26.5

    Khi Cơ Đốc nhân đồng ý hiệp nhất với những người hoán cải nửa vời từ dân ngoại giáo thì Sa-tan rất vui sướng. Hắn liền truyền cảm hứng cho họ để quấy rầy những người vẫn còn giữ lòng trung thành với Đức Chúa Trời. Những Cơ Đốc nhân bội giáo này (chơi với các nhóm nửa ngoại đạo) lại trở mặt kiếm cớ chống đối một vài đặc điểm quan trọng trong những lời Đấng Christ dạy dỗ. Bắt buộc phải có một cuộc tranh đấu ghê sợ mới đủ sức đứng vững, chống trả những gian trá và tội lỗi du nhập vào hội thánh. Hội thánh không còn chấp nhận Kinh Thánh là nền tảng của đức tin nữa. Nó gọi học thuyết của tôn giáo về quyền tự do tín ngưỡng là một dị giáo và lên án những người bênh vực cách giáo huấn này.TTL 27.1

    Sau một thời gian dài xung khắc, những người trung thành nhận thấy rằng chuyện ly khai là việc hoàn toàn cần thiết. Họ không dám khoan dung cho những lỗi lầm làm tổn hại linh hồn mình và gây nguy hiểm cho đức tin của con cháu. Họ cảm thấy việc hy sinh nguyên tắc là trả giá quá đắt chỉ để mua sự bình yên. Giả sử như họ có thể tìm được sự đoàn kết bằng một cách duy nhất là làm tổn hại lẽ thật, thì cũng sẽ tiếp tục bỏ mặc cho chuyện ấy lạc theo chiều hướng khác, thậm chí dẫn đến chiến tranh.TTL 27.2

    Những Cơ Đốc nhân tiền bối thật sự là một dân đặc biệt. Họ là những nhóm nhỏ, không giàu sang, không địa vị, không danh vọng, bị những kẻ tội lỗi ghét bỏ, giống như Ca-in thù hận A-bên (xem Sáng Thế Ký 4:1-10). Từ thời Đấng Christ đến nay, những môn đồ trung thành của Ngài luôn bị những kẻ ưa thích sai trái đem lòng thù hận và ganh ghét họ.TTL 27.3

    Vậy thì làm sao nói tin lành là sứ điệp của hòa bình? Các thiên thần hát vang trên cánh đồng ở Bết-lê-hem rằng: “Sáng danh Chúa trên các tầng trời rất cao, bình an dưới đất, ân trạch cho loài người!” (Lu-ca 2:14). Ở đây lại xuất hiện một sự đối lập giữa lời loan báo đó và lời phán của Đấng Christ, “Ta đến, không phải đem sự bình an mà là đem gươm giáo” (Ma-thi-ơ 10:34). Tuy nhiên, nếu hiểu cho đúng thì cả hai đều hoàn toàn hợp nhau. Phúc âm là sứ điệp bình an. Cơ Đốc giáo (nếu chịu tiếp nhận và vâng phục) sẽ lan tràn sự bình an và hạnh phúc ra khắp đất. Sứ mạng của Chúa Giê-su là làm chúng ta hòa thuận lại với Đức Chúa Trời, rồi từ đó người này hòa thuận với người kia. Nhưng đại đa số con người thế gian bị dưới quyền điều khiển của Sa-tan — kẻ thù cay đắng nhất của Chúa Giê-su. Tin lành thể hiện các nguyên tắc sống hoàn hảo, trái ngược với những thói quen và tham vọng của chúng nên chúng phải đứng lên chống đối. Chúng căm ghét tính trong sạch khiến tội lỗi bị lên án nên chúng hành hạ những người đề nghị chúng sống thánh khiết. Hiểu theo ý nghĩa trên thì tin lành được gọi là gươm giáo.TTL 27.4

    Nhiều người yếu đuối đức tin sẽ sẵn sàng từ bỏ lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, bởi vì Ngài cho phép những kẻ xấu xa được giàu sang, trong khi những người tốt đẹp nhất hay những người trong sạch nhất lại bị khốn khổ dưới quyền lực dã man của chúng. Tại sao Đấng duy nhất công bình, đầy lòng thương xót và quyền lực vô đối lại dung thứ cho sự bất công như vậy? Đức Chúa Trời đã cho chúng ta đầy đủ bằng chứng về tình yêu thương của Ngài. Chúng ta đừng nên nghi ngờ lòng tốt của Ngài chỉ vì chúng ta không thể thấu hiểu những công việc Ngài làm. Chúa Cứu Thế từng phán rằng: “Hãy nhớ lời Ta đã nói cùng các con: Đầy tớ chẳng lớn hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Ta, ắt sẽ bắt bớ các con” (Giăng 15:20). Những người được kêu gọi chấp nhận bị tra tấn và tử vì đạo đều đi theo bước chân Con yêu dấu của Đức Chúa Trời.TTL 27.5

    Người công bình phải bị đặt vào lò luyện thử rèn để nhờ đó mà bản thân họ được tinh sạch, tấm gương của họ có thể thuyết phục nhiều người khác về đức tin chân thật và lòng tin kính, đời sống kiên định của họ có thể lên án những kẻ vô thần, bất tín. Đức Chúa Trời cho phép những kẻ ác được giàu sang và phơi bày lòng căm hận của chúng chống lại Ngài, để mọi người có thể nhận thấy được tính công bình và thương xót của Ngài khi bọn chúng bị tiêu diệt hết. Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt tất cả những kẻ gian ác hành hạ dân sự trung thành với Ngài, cũng như chúng đã làm với chính Đấng Cứu Thế.TTL 28.1

    Phao-lô tuyên bố “hết thảy mọi người muốn sống nhân đức trong Đức Chúa Giê-su Christ thì sẽ bị bắt bớ” (2 Ti-mô-thê 3:12). Vậy, tại sao sự bắt bớ đạo có vẻ như đang ngủ quên? Lý do duy nhất đó là hội thánh đã bị thích nghi theo tiêu chuẩn của thế gian, bởi vậy nó không đánh thức đối phương nữa. Tôn giáo thời đại ngày nay không còn lòng tin trong sạch và thánh khiết như thời đại của Đấng Christ và các sứ đồ Ngài. Bởi vì người ta thờ ơ với các lẽ thật trong Lời Chúa (những người ngoan đạo trong hội thánh chỉ là thiểu số) nên Cơ Đốc giáo mới trở nên bình dân với thế gian. Hãy thử phục hưng lại đức tin của hội thánh ban đầu thì những ngọn lửa bức hại sẽ bùng cháy ngay.TTL 28.2