Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Giữ lễ ngày Chủ nhật

    Lễ ngày Chủ nhật là một truyền thống bắt nguồn từ La Mã, là dấu ấn mà quyền thế này khẳng định là của họ. Tinh thần của quyền thế giáo hoàng — một tinh thần làm theo những phong tục tập quán thế gian và coi trọng truyền thống của loài người hơn là điều răn của Đức Chúa Trời — đã dầm thấm vào trong các giáo hội Cải Chánh, dẫn dắt họ làm chuyện tương tự như tôn trọng ngày Chủ nhật mà quyền thế giáo hoàng đã thực thi trước đó.TTL 251.1

    Các sắc lệnh hoàng gia, quyết định của hội nghị và chỉ dụ của hội thánh được hậu thuẫn bởi quyền lực thế tục là những biện pháp mà nghi lễ ngoại giáo giành được sự tôn trọng trong thế giới Cơ Đốc. Dự luật đầu tiên ép buộc giữ ngày Chủ nhật là luật do vua Constantine ký sắc lệnh. Mặc dù sắc lệnh này dựa trên nền tảng luật ngoại giáo, nhưng hoàng đế bắt buộc tuân giữ sau khi vua tiếp nhận Cơ Đốc giáo.TTL 251.2

    Giám mục Eusebius — người cố gắng lấy lòng các hoàng thân và cũng là người bạn đặc biệt của Constantine — khẳng định rằng Đấng Christ đã chuyển đổi ngày Sa-bát sang ngày Chủ nhật. Ông không cung cấp được bất kỳ minh chứng nào từ Kinh Thánh. Bản thân Eusebius cũng không dám thừa nhận khẳng định này là sai trái. Ông nói: “Tất cả những bổn phận chúng ta phải làm trong ngày Sa-bát đều được chuyển qua Ngày của Chúa”. (Robert Cox, Sabbath Laws and Sabbath Duties, page 538 )TTL 251.3

    Khi quyền thế giáo hoàng thiết lập vững vàng, việc tiếp tục giữ ngày Chủ nhật được tôn sùng. Thời gian đầu, người ta vẫn giữ ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, nhưng dần dần bị thay đổi. Sau đó, giáo hoàng ra lệnh cho linh mục các xứ đạo cảnh cáo giáo dân nếu vi phạm ngày Chủ nhật sẽ phải chuốc lấy tai họa lớn cho bản thân và hàng xóm.TTL 251.4

    Khi thấy chỉ dụ từ các hội nghị chưa đủ sức răn đe, giáo hội kêu gọi chính quyền ra chỉ thị đánh vào nỗi khiếp sợ của dân chúng, buộc họ phải ngưng làm việc ngày Chủ nhật. Trong một hội nghị tổ chức tại La Mã, tất cả các quyết định trước đó đều được xác định lại và sáp nhập thành luật tôn giáo. Chính quyền dân sự ở hầu hết các xứ Cơ Đốc giáo đều ép buộc người dân tuân theo . (xin đọc Heylyn, History of the Sabbath, part 2, chapter 5, section 7 )TTL 251.5

    Vì Kinh Thánh không cho phép giữ ngày Chủ nhật nên quyết định đó gây hoang mang. Người ta chất vấn các thầy dạy đạo vì sao bỏ lời phán này qua một bên: “Ngày thứ Bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”, thay vào đó là tôn trọng ngày của mặt trời. Nhằm khỏa lấp việc thiếu lời chứng trong Kinh Thánh, giáo hội đã sử dụng bằng chứng khác.TTL 251.6

    Khoảng cuối thế kỷ thứ mười hai, có một nhà truyền giáo sốt sắng về ngày Chủ nhật đi thăm viếng các hội thánh nước Anh. Các chứng nhân trung thành với lẽ thật đã phản đối ông, nên không bao lâu sau ông phải rời đi vì mọi cố gắng đều không đem lại kết quả gì. Sau đó, ông trở lại với một tài liệu nói là của chính Đức Chúa Trời. Tài liệu ấy có chép điều răn yêu cầu giữ ngày Chủ nhật với nhiều lời đe dọa kinh khủng dành cho những người bất tuân. Ông khẳng định tài liệu từ trời rơi xuống thành Giê-ru-sa-lem, trên bàn thờ thánh Si-mê-ôn ở đồi Gô-gô-tha. Sự thật là nó bắt nguồn từ thánh đường của giáo hoàng ở La Mã. Trải qua các thời đại, quyền thế giáo hoàng đã biến tấu những sự gian lận và vật giả mạo thành ra chính đáng. (Xem Phụ lục 4)TTL 252.1

    Mặc dù cố gắng nỗ lực thiết lập ngày Chủ nhật làm ngày thánh, nhưng chính các lãnh đạo Công giáo cũng phải công khai thừa nhận thẩm quyền thiên thượng của ngày Sa-bát. Vào thế kỷ thứ mười sáu, trong một hội nghị giáo hoàng đã tuyên bố: “Hết thảy các Ki-tô hữu hãy nhớ rằng ngày thứ Bảy là do Thiên Chúa thiết lập, được chấp nhận và vâng giữ, không những chỉ có người Do Thái mà thôi, mà còn tất cả dân khác muốn thờ phượng Thiên Chúa, mặc dù chúng ta (các Ki-tô hữu) đã thay đổi ngày Sa-bát của họ thành Ngày của Chúa”. (Thomas Morer, Discourse inSix Dialogues on the Name, Nation, and Observation of the Lord’s Day, page 281, 282 ). Những người xáo trộn luật pháp Đức Chúa Trời hiểu biết những gì họ đang làm.TTL 252.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents