Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Luther nếm trải sự đau đớn tột độ về tinh thần

    Các vua chúa ủng hộ giáo hoàng tuyên bố rằng sự nổi loạn là kết quả từ đạo lý của Luther. Gánh nặng này khiến cho nhà Cải Chánh sầu não vô cùng vì nguyên tắc của lẽ thật bị ghét bỏ bởi sự phân định cùng một loại với nạn cuồng tín tồi tệ nhất. Mặt khác, các lãnh đạo của cuộc nổi dậy thù ghét Luther, vì ông không những từ chối những điều mà họ tự nhận là do thiên thượng soi dẫn, mà còn gọi họ là những người nổi loạn chống lại nhà cầm quyền dân sự. Nhằm trả miếng, họ gọi ông là người yêu sách hiểm độc.TTL 90.1

    Phe La Mã mong đợi được nhìn thấy ngày tàn của phe Cải Chánh. Họ chỉ trích Luther về những lỗi lầm mà ông đã hết sức cố gắng khắc phục. Còn phe cuồng tín tuyên bố giả dối là họ bị cư xử bất công nên được người dân thương xót. Dân chúng bắt đầu tôn trọng họ như những người tử vì đạo. Theo cách này, những người chống lại phong trào Cải Chánh thu lợi được cả hai là sự cảm thông và khen ngợi. Đây chính là hành động có chung tinh thần phản loạn đã xuất hiện lần đầu tiên trên thiên đàng.TTL 90.2

    Satan liên tục cố gắng lừa dối mọi người, dạy họ gọi ác là thiện và thiện là ác. Sự thánh thiện giả mạo, sự thánh hóa dối trá vẫn tiếp tục phô diễn tinh thần như vậy trong thời Luther, đổi sự chú ý của con người sang hướng khác khỏi Kinh Thánh rồi dẫn dắt người ta làm theo cảm xúc và ấn tượng hơn là theo luật pháp Đức Chúa Trời.TTL 90.3

    Luther gan dạ bảo vệ phúc âm khỏi bị tấn công. Ông dùng Lời Chúa để đấu tranh chống lại quyền lực của giáo hoàng, trong khi ông vẫn đứng hiên ngang như một vầng đá chống chọi lại phe cuồng tín đang cố sức gia nhập phong trào Cải Chánh.TTL 90.4

    Cả hai phần tử phản nghịch này đều đặt Kinh Thánh qua một bên, tâng bốc sự khôn ngoan của loài người như là nguồn cội lẽ thật. Chủ nghĩa duy lý tôn thờ lý trí và lấy đó làm tiêu chuẩn cho tôn giáo. Còn Công giáo La Mã tuyên bố nhận được một sự soi dẫn không hề dứt kể từ thời đại các sứ đồ, nhằm tạo cơ hội để họ che đậy những chuyện vô lý và bại hoại dưới hình thức mạng lệnh “các tông đồ”. Sự soi dẫn mà Münzer khẳng định thật ra xuất phát từ sự tưởng tượng lờ mờ của ông ấy. Còn Cơ Đốc giáo chân chính tiếp nhận Lời Chúa như là cách kiểm nghiệm mọi sự soi dẫn.TTL 90.5

    Khi Luther từ Wartburg trở về, ông đã dịch xong phần Kinh Thánh Tân Ước, phúc âm nhanh chóng tới tay người dân Đức bằng ngôn ngữ của chính họ. Tất cả những người yêu mến lẽ thật đều đón nhận bản dịch này bằng lòng vui mừng khôn siết.TTL 90.6

    Các linh mục lại cảm thấy lo lắng vì nghĩ rằng công chúng từ nay sẽ có thể tranh luận Lời Chúa với họ, khiến cho sự thiếu hiểu biết của họ bị phơi bày. La Mã áp dụng mọi quyền lực để ngăn cấm việc phổ biến Kinh Thánh. Tuy nhiên, càng cấm cản Kinh Thánh thì dân chúng càng muốn biết Kinh Thánh thật sự dạy dỗ cái gì. Tất cả những người có thể đọc thì mang Kinh Thánh theo bên mình để đọc khắp nơi, họ không thể hài lòng cho đến chừng thuộc lòng nhiều đoạn Kinh Thánh. Thấy vậy, Luther liền bắt tay vào dịch sách Cựu Ước.TTL 90.7

    Các tác phẩm của Luther được cả dân thành thị và nông thôn đều đón nhận. “Những gì Luther và đồng nghiệp sáng tác, thì người khác đảm trách việc phổ biến. Nhiều tu sĩ nhận thức thấy những lời thề của họ trong tu viện là trái luật pháp, nhưng họ lại không biết cách rao truyền lời Chúa,... vì vậy họ tham gia đi bán sách của Luther và những người bạn của ông. Nước Đức nhanh chóng đầy những người bán sách can đảm này”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 9, chapter 11 ).TTL 90.8

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents