Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

TÌNH YÊU TRONG LỬA

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Luther đứng trước Hội nghị cấp cao

    Hoàng đế ngự trên ngai vàng, xung quanh là những quan chức nắm quyền lực đế quốc. Lúc bấy giờ, Luther được giải trình về lòng tin của ông. “Việc ứng hầu này cho thấy bản chất của nó là sự chiến thắng rõ ràng đối với quyền thế giáo hoàng. Giáo hoàng đã tuyên án xong, vậy mà bây giờ ông lại được đứng một hội nghị cấp cao như thế, chứng tỏ hội nghị đặt thẩm quyền lên trên giáo hoàng. Giáo hoàng đã ngăn cấm và loại trừ ông ra khỏi xã hội loài người, nhưng ông lại được mời đến bằng lời lẽ trân trọng và được tiếp nhận trước hội nghị cao trọng nhất thế giới... La Mã đã bị hạ bệ, bị nhục nhã vì tiếng nói của một tu sĩ”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 7, chapter 8)TTL 74.1

    Nhà Cải Chánh xuất thân hèn mọn dường như bối rối và lúng túng. Vài vương hầu đến gần bên ông, có người thì thầm: “Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn”. Người khác nói: “Khi các con vì cớ Ta mà bị giải đến các quan tổng đốc và các vua, thì Thánh Linh của Cha các con sẽ chỉ cho các con những lời phải nói” (xem Ma-thi-ơ 10:28, 18-20).TTL 74.2

    Không khí yên lặng như tờ bao trùm cả hội nghị đông người. Sau đó, một viên quan của vua đứng lên, chỉ tay về các sách của Luther, yêu cầu nhà Cải Chánh trả lời hai câu hỏi: có công nhận là tác giả của các sách này không; có dự tính từ bỏ những quan điểm đã nêu trong sách không. Sau khi đọc qua tựa đề các sách, Luther trả lời câu hỏi đầu tiên, công nhận ông là tác giả các sách đó. “Còn về câu hỏi thứ hai, tôi ngại trả lời hấp tấp, thiếu suy nghĩ khiến cho tôi có thể khẳng định thiếu sót hoặc đi xa sự thật. Vì vậy, với địa vị hèn mọn của mình, tôi cầu xin bệ hạ cho tôi thêm thời gian để có thể trả lời mà không vi phạm lời của Đức Chúa Trời”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 7, chapter 8)TTL 74.3

    Cách ứng đáp của Luther làm cho hội nghị tin rằng ông không hành động theo cảm tính hay bốc đồng. Tinh thần bình tĩnh và tự chủ như vậy hiếm thấy ở người liều lĩnh và thiếu nhượng bộ, giúp ông sau đó trả lời khôn ngoan và thận trọng hơn, hành động ấy khiến cho kẻ thù ngạc nhiên, khiển trách thói kiêu căng ngạo mạn của họ.TTL 74.4

    Ngày tiếp theo, Luther sẽ phải đến để trả lời câu còn lại. Lòng ông chùn xuống trong một ít lâu. Các kẻ thù tưởng sắp giành chiến thắng. Mây đen bao phủ quanh ông, dường như chia rẽ ông ra khỏi Đức Chúa Trời. Trong cơn sầu não, ông khụy xuống trút hết những tan vỡ trong lòng qua tiếng cầu khẩn xé ruột gan mà không ai đủ sức hiểu thấu, ngoại trừ Đức Chúa Trời.TTL 74.5

    Ông nài xin: “Ôi, kính lạy Đức Chúa Trời toàn năng đời đời, nếu con chỉ tin cậy vào quyền lực thế gian này thì mọi thứ coi như chấm dứt... Thời khắc cuối cùng của con đã đến, án phạt con đã được tuyên bố... Lạy Đức Chúa Trời của con, xin giúp con chống chọi lại mọi sự khôn ngoan của thế gian này... Đây là công việc của Ngài,... là việc công bình đời đời. Chúa ơi, xin giúp con! Ngài là Đức Chúa Trời thành tín và không bao giờ thay đổi, con không đặt đức tin mình vào một người nào... Ngài đã chọn con làm công việc này... Xin đứng bên cạnh con, vì cớ Con yêu dấu của Ngài là Đức Chúa Giê-su Christ, là vũ khí của con, là cái khiên che chắn, là đồn lũy vững chắc của con”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 7, chapter 8)TTL 75.1

    Mặc dù vậy, đó không phải là cảm giác lo sợ đau đớn, nhục hình hay cái chết khiến ông kinh hãi. Ông cảm thấy mình không đủ sức, bởi sự yếu đuối của ông có thể làm tổn thương lẽ thật. Ông vật lộn với Đức Chúa Trời, không phải vì sự an toàn của bản thân mà để giành chiến thắng cho phúc âm. Trước sự bất lực hoàn toàn của mình, ông tập trung tư tưởng vào Đấng Christ — Đấng giải cứu vĩ đại. Ông không sợ một mình ứng hầu trước hội nghị. Tâm hồn ông được bình an trở lại, ông vui mừng vì được phép tôn cao Lời Chúa trước những người cai trị của các nước.TTL 75.2

    Luther sắp xếp cách trả lời, kiểm tra lại nhiều đoạn văn trong các sách, tìm kiếm Kinh Thánh làm bằng chứng hỗ trợ cho các quan điểm của mình. Sau đó, ông đặt tay trái lên Sách Thánh, giơ tay phải lên trời thề nguyện: “trung thành với phúc âm và tự do công nhận đức tin mình, ngay cả khi phải đổ huyết để đóng ấn cho lời chứng”. (J. H. Merle D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, book 7, chapter 8)TTL 75.3

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents